Những người này nên tránh ăn đậu bắp kẻo rước họa vào thân

Đậu bắp là một loại quả dùng để làm thức ăn, chúng chứa nhiều chất xơ, Vitamin C, K,... rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được đậu bắp và cực hại với một số người mắc các bệnh lý sau đây.

e7181137df46b59d8b056fbfc198494f.jpg?rt=20221017155610 Đậu bắp

Đậu bắp còn có tên gọi khác là: Mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh).

Tên khoa học là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus enculentus Wight et Arn) thuộc họ Đông (Malvaceae).

Đậu bắp là loại cây ăn quả, thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.

Ăn đậu bắp rất tốt cho cơ thể, bởi chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,...giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da.

Ngoài ra, còn giúp giảm cân, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tăng cường thị lực...

6ce4fab0065c907006ac5f56143ab94b.jpg?rt=20221017155655

Đậu bắp chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được đậu bắp và là “đại kỵ” với một số người mắc các bệnh lý sau:

Người bị sỏi thận

Những người đăng hoặc đã từng mắc sỏi thận nên tránh ăn đậu bắp bởi trong chúng có chứa lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.

Người đang có vấn đề về đường ruột

Trong đậu bắp chứa nhiều fructan – một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao càng không nên ăn đậu bắp.

35699c4f9c41b11b598330d6ffa3271c.jpg?rt=20221017155846 Người đang có vấn đề về đường ruột không nên ăn đậu bắp

Người bị viêm khớp

Đối với những người đang bị bệnh viêm khớp không nên ăn đậu bắp. Bởi trong chúng có chứa solanine, đây là chất không có lợi đối với bệnh viêm khớp. Khi ăn đậu bắp có thể khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao có tác dụng ngược đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin – là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não.

Vitamin K cũng bị xem là trợ giúp cho huyết khối hình thành, làm cho đường truyền máu tới tim hoặc não bị tắc nghẽn cực nguy hiểm.

Người bình thường ăn nhiều đậu bắp có được không?

Câu trả lời là không, bởi nếu ăn quá nhiều đậu bắp mỗi ngày, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe như:

Gây ra bệnh tiêu chảy

Đậu bắp có chứa fructans – một loại carbohydrate. Ăn nhiều thực phẩm chứa fructans có thể gây ra các tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có vấn đề đường ruột, đặc biệt là người bị hội chứng ruột kích thích.

c0474f41e0e22b1d77c01ecdeaf59d1c.jpg?rt=20221017153955
Ăn đậu bắp nhiều dễ gây ra bệnh tiêu chảy

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong đậu bắp có chứa nhiều oxalat. Theo nhiều khuyến cáo từ viện nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Do đó, những người đang bị bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn nhiều đậu bắp, cũng như các thực phẩm giàu chất oxalat.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục

Một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận, ăn đậu bắp có thể làm tăng một số hormone (testosterone, hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng), và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, cụ thể là làm giảm trọng lượng, chức năng của tinh hoàn cũng như số lượng và sự di chuyển của tinh trùng.

Mặc dù đây chỉ là những nghiên cứu trên động vật, nhưng nếu bạn (nam giới) đang cố gắng có con thì tốt nhất vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc dùng đậu bắp.

Lưu ý khi ăn đậu bắp

Theo Đông y, đậu bắp chứa tính hàn vì thế với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.

Những người có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích, tiền sử bệnh sỏi thận đang điều trị bệnh tiểu đường, máu dễ đông cũng không nên sử dụng đậu bắp.

Để an toàn, một tuần bạn có thể ăn đậu bắp 2 – 3 lần, mỗi lần ăn khoảng 100 - 150g bắp kết hợp với những thực phẩm khác trong bữa ăn là đã có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.