Nếu bạn gặp vấn đề với túi mật, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hồi phục bệnh.
Bạn hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn uống bao gồm:
Chất xơ: gồm trái cây và rau quả
Canxi: sữa ít béo và rau xanh đậm
Vitamin C: ăn những loại trái cây như cam, quýt, bưởi…
Protein: Thực phẩm có thể đến từ động vật như gà, cá hay từ thực vật như các loại đậu
Chất béo lành mạnh: chẳng hạn như các loại cá biển, cá béo hoặc các loại hạt
Cà phê: Việc tiêu thụ ở mức độ vừa phải giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật và các bệnh liên quan khác.
Những thực phẩm bạn nên tránh khi mắc bệnh bao gồm:
Thực phẩm nhiều chất béo xấu như đồ chiên, dầu mỡ
Thực phẩm đã chế biến như thức ăn đóng hộp
Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và đường
Thực hiện phòng ngừa
Mặc dù việc ngăn chặn hoàn toàn các vấn đề về túi mật là không thể, tuy nhiên bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển sỏi mật hoặc tình trạng nhiễm trùng khác.
Những nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi mật bao gồm:
- Phụ nữ
- Người béo phì
- Người trên 40 tuổi
- Người có tiền sử gia đình sỏi mật
Nếu bạn là người khỏe mạnh hay đặc biệt ở trong nhóm có nguy cơ cao bị sỏi mật, bạn nên hạn chế:
- Giảm cân đột ngột
- Tăng cân quá mức
- Chế độ ăn nhiều calo nhưng ít chất xơ
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn những thông tin cơ bản về túi mật, triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ quan này và hướng điều trị. Sức khoẻ túi mật rất quan trọng, do đó bạn hãy trang bị kiến thức thật kỹ để cơ quan này không bị tổn hại nhé!