Kiểm soát cận thị tiến triển cho con cần sự thức tỉnh bố mẹ

Nhằm giảm thiểu tình trạng cận thị gia tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khuyến cáo bố mẹ quan tâm sát sao đến sức khỏe nhãn khoa của con em mình. Nhận thức của cha mẹ đóng vai trò then chốt trên hành trình kiểm soát cận thị tiến triển cho con.
Tại Việt Nam, có khoảng 3 triệu trẻ trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, phần lớn trong số này bị cận thị.

Cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ đeo kính. Chiếc kính dần trở nên quen thuộc với các ông bố bà mẹ. Đa phần cha mẹ cho rằng “bị cận đeo kính là xong”. Nhưng thực tế chỉ ra, nếu không kiểm soát tốt, cận thịcó thể mở đường cho quá trình lão hóa mắt, suy giảm thị lực, thậm chí mất hoàn toàn thị lực.

Em Hoàng Bảo Sơn (phải) và bà tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
Em Hoàng Bảo Sơn (phải) và bà tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Ngoài ra, cận thị ảnh hưởng đến khả năng học tập và sức khỏe tinh thần. Cận thị cao khiến khả năng nhận biết hình thể, sự nhanh nhạy, năng động và giao tiếp xã hội của trẻ bị giảm sút. Từ đó, trẻ học tập sa sút, nhận thức bị ảnh hưởng.

Ngày 23/4/2022, chúng tôi được chứng kiến trường hợp của em Hoàng Bảo Sơn (7 tuổi, quê Bắc Kạn) đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Bảo Sơn không những bị tật cận thị, mà còn mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh
Bảo Sơn không những bị tật cận thị, mà còn mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh

“Bảo Sơn bắt đầu có biểu hiện mắt nhìn kém khi mới 4 tuổi. Gia đình cũng đã phát hiện ra cháu có thể bị bệnh về mắt như cận thị. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, gia đình không đưa cháu ra Hà Nội khám tại cơ sở chuyên khoa mà chỉ khám tại địa phương.” - bà của em Sơn chia sẻ.

Bảo Sơn không những bị tật cận thị, mà còn mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh. Theo chia sẻ của bà ngoại, vốn dĩ Sơn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Nay cộng thêm tật cận thị, bệnh tự kỷ càng thêm nặng. 

PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho em Hoàng Bảo Sơn
PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho em Hoàng Bảo Sơn

Cả ngày Sơn chỉ quanh quẩn trong nhà, xem tivi. Đến trường lớp, em cũng không chịu giao tiếp với bạn bè. Đôi mắt cận không được điều trị đúng cách khiến Sơn không nhìn rõ bài giảng của cô trên lớp. Em học đuối hơn các bạn.

Chỉ mãi đến khi em được bà và bác đưa xuống Hà Nội và thăm khám tại cơ sở chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Bảo Sơn mới bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong giao tiếp và học tập.

PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho em Hoàng Bảo Sơn
PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho em Hoàng Bảo Sơn.

PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: “Trường hợp của cháu Sơn, ở độ tuổi này mà cháu đã mắc 5 độ cận là rất đáng quan tâm. Cháu ko nhìn được rõ. Dù đã được khám ở địa phương nhưng chưa được chỉnh kính đúng độ, không cải thiện được thị lực.

Chỉ khi cháu đến Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, được khám cẩn thận, cho đeo kính thích hợp thì kết quả cháu chịu đeo kính hơn, sinh hoạt dễ dàng và thoải mái hơn. Nhờ kính cháu nhìn rõ hơn.”

“Con nhìn rõ rồi. Cảm ơn cô!” - Em Sơn trả lời khi được bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 thăm khám sau khi đeo kính 4 tuần để điều trị cận thị.

Bệnh viện mắt Hà Nội 2
Kiểm soát cận thị tiến triển cho con cần sự thức tỉnh của cha mẹ.

Câu chuyện của Bảo Sơn trong clip này có thể sẽ khiến các bậc cha mẹ giật mình vì đôi khi, quá bận rộn, họ coi thường sức khỏe đôi mắt của con. Để tránh những biến chứng khó lường, cha mẹ nên cho con thăm khám định kỳ tại các bệnh viện mắt uy tín; và tuân thủ các biện pháp kiểm soát cận thị mà bác sĩ chỉ định.