Chế Độ Ăn Khiến Tăng Tỷ Lệ Dậy Thì Sớm Ở Trẻ

Tỉ lệ trẻ dậy thì sớm trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Một trong những yếu tố gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em là chế độ ăn, cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết này

2545-che-do-an-khien-tang-ty-le-day-thi-som-o-tre_66ec3260aff19.png  dậy thì sớm

Yếu tố nào gây ra tình trạng dậy thì sớm?

Dậy thì sớm không đơn giản chỉ do một yếu tố bất kỳ gây ra. Hệ thống thần kinh và nội tiết tố kiểm soát sự khởi phát của tuổi dậy thì rất phức tạp, nhưng nghiên cứu đã xác định một số yếu tố môi trường và lối sống cũng có thể góp phần ảnh hưởng tới quá trình dậy thì sớm.

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, "dậy thì sớm ở cả trẻ em gái và trẻ em trai là do sự chuyển giao dần dần, từ chế độ ăn dựa trên thực vật sang chế độ ăn có nguồn gốc từ động vật cùng với chế độ nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn.

Ăn chay và tập thể dục sẽ làm chậm thời gian bắt đầu có kinh. Hoạt động hormone tăng lên sớm và nhiều hơn là nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm."

Chất béo dư thừa tạo ra nhiều estrogen

Tỉ lệ thừa cân và béo phì cũng góp phần vào sự phát triển tình trạng dậy thì sớm. Nhiều nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa thừa cân và dậy thì sớm ở trẻ em gái. Nội tiết tố nam được gọi là androstenedione, hormone này hình thành trong tuyến thượng thận và buồng trứng sau đó được chuyển đổi trong các tế bào mỡ rồi hình thành nên estrogen.

Ngoài ra, lười vận động có thể làm giảm mức melatonin và cũng có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu bên trong não làm kích hoạt quá trình dậy thì sớm.

Protein động vật làm tăng hormone

Đạm động vật cũng có liên quan trực tiếp đến quá trình dậy thì sớm trong khi đạm thực vật lại có tác dụng ngược lại. Lựa chọn tiêu thụ loại protein nào cũng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 5 đến 6 tuổi.

Trẻ em tiêu thụ nhiều protein động vật ở độ tuổi trên (như thịt, trứng và sữa) sẽ bắt đầu dậy thì sớm hơn những trẻ ăn nhiều đạm thực vật.

Mỗi gram protein động vật ăn vào hàng ngày đều có liên quan đến việc tăng 17% nguy cơ trẻ em gái bắt đầu có kinh sớm hơn 12 tuổi. Thịt làm tăng nồng độ hormone tăng trưởng IGF-1 có liên quan đến dậy thì sớm.

Tại các quốc gia có tần suất tiêu thụ chất xơ cao, độ tuổi dậy thì của trẻ em gái cũng đang có xu hướng muộn hơn.

Thực phẩm giàu chất béo có nhiều hormone giới tính hơn

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh cho biết thêm: "Chế độ ăn nhiều chất béo cũng làm tăng nồng độ estrogen bằng cách tái tuần hoàn estrogen trở lại máu. Sau khi estrogen đã lưu thông khắp cơ thể, gan sẽ loại bỏ nó và thải chúng vào ruột. Để hormone này không được ruột tái hấp thu, gan sẽ sản xuất một chất gắn vào hormone để ngăn cản quá trình tái hấp thu."

 

Theo Lao động