Tắm đêm có làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim?

Theo TS.BS Đoàn Đức Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, thực tế khi khám chữa bệnh về tim mạch,

Theo TS Dũng, đây là câu hỏi rất phổ biến, là sự quan tâm của rất nhiều người. "Đến thời điểm này chưa có thống kê, bằng chứng khoa học nào về hậu quả của tắm với nhồi máu cơ tim, nhưng thực tế khi khám chữa bệnh về tim mạch, tôi đã gặp bệnh nhân tắm xong bị nhồi máu cơ tim", TS Dũng nói.

nguy cơ đột quỵ

Nhiều người băn khoăn, trong mùa đông tắm muộn có làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim (Ảnh minh họa: Getty).

Khi khai thác kỹ người bệnh, thì trong mùa đông, nhiệt độ phòng lạnh tầm 20-23 độ C, khi vào nhà tắm, họ sử dụng nước ấm 37-40 độ C.

"Sự chênh lệch nhiệt độ nước ấm và không khí bên ngoài là hơn 10 độ. Nếu họ mặc đồ ấm ngay từ trong phòng tắm, khi đi ra ngoài sẽ không có biến loạn nhịp tim, huyết áp. Nhưng nếu không mặc đủ ấm ngay, khi ra ngoài sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ lớn", TS Dũng giải thích.

Theo đó, người bệnh từ vùng ấm hơn vào vùng lạnh hơn lập tức có phản xạ co mạch, tăng nhịp tim, huyết áp. Vì thế với người có bệnh nền tim mạch, dễ xảy ra biến cố khi tắm đêm, tắm muộn.

Vì thế, khi tắm trong mùa đông cần lưu ý kín gió, không tắm quá lâu. Sau khi tắm xong nên mặc ấm trước khi ra ngoài.