Nói đến sườn heo thì dù chế biến món nào cũng ngon và được đông đảo mọi người yêu thích. Ví dụ bạn có thể làm sườn heo hấp bí ngô, sườn heo rang muối, sườn heo chua ngọt, sườn heo kho tộ, canh sườn ngô… đều rất ngon, ăn hoài không biết chán. Tuy nhiên, nếu không nắm vững đúng phương pháp thì rất dễ khiến món sườn có mùi tanh, và dù có nấu bao nhiêu lần thì thành phẩm cũng không cải thiện.
Thông thường dù nấu sườn heo theo cách nào thì trước tiên bạn cũng phải chần sơ qua vì trong sườn có một lượng huyết dư. Nếu không đảm bảo lượng huyết đó được loại bỏ thì sườn sẽ có mùi tanh, kém ngon, màu sắc không đẹp...
Dẫu vậy, trong rất nhiều chúng ta sau khi nấu món ăn từ sườn heo, đều thực hiện thao tác chần đầy đủ. Thế nhưng cuối cùng chúng ta vẫn nhận thấy món sườn có vị tanh và xơ xác, cứng như gỗ. Với nhiều lần trải nghiệm nấu ăn như thế, bạn đã loay hoay đủ cách nhưng vẫn không hiểu lý do là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng đó?
Thông thường, hầu hết chúng ta đều cho rằng chần sườn heo là đun sôi nước trước, sau đó cho sườn heo vào nấu đến khi thấy sủi bọt. Tuy nhiên, nếu được chứng kiến các đầu bếp nấu ăn và theo dõi công thức chế biến của họ. Bạn sẽ thấy rằng các bước chần sườn heo của các đầu bếp hoàn toàn khác với những gì chúng ta thường làm. Và chính những thao tác đó khi chần sườn giúp cho món ăn từ sườn heo của các đầu bếp mềm và ngon hơn, không bị tanh hoặc hôi.
Vậy thực tế các đầu bếp đã làm gì khi chần sườn, và chúng ta đã sai ở bước nào? Hóa ra điểm chung của các đầu bếp khi chần sườn là ở việc dùng nước! Các đầu bếp sẽ không bao giờ dùng nước nóng chần sườn. Vì khi nhiệt độ cao sẽ khiến sườn bị co rút lại nhanh chóng. Điều đó khiến cho thịt bị cứng, huyết thừa không thoát ra ngoài, miếng sườn sẽ có mùi hôi, tanh...
Giờ thì chúng ta hãy học theo phương pháp đúng đắn để tương lai sẽ nấu các món sườn ngon, thơm và mềm.
Phương pháp chế biến sườn trước và sau khi chần
Bước 1: Sườn bạn mua về chặt thành các miếng nhỏ. Sau đó cho sườn vào chậu lớn, thêm lượng nước ngập mặt sườn rồi ngâm trong khoảng 30 phút. Thông thường nhiều người sẽ bỏ qua bước này và thích chần trực tiếp sườn. Tuy nhiên để sườn ngon, tốt nhất bạn nên ngâm sườn một thời gian. Việc này có thể rút hầu hết huyết thừa ra khỏi xương, nên sẽ không có mùi tanh.
Bước 2: Trong quá trình ngâm sườn, bạn nên thay nước vài lần. Khi thay nước lần đầu, hãy kẹp chặt từng miếng sườn để vắt hết huyết ứ trong xương và thịt. Sau khi mọi thứ đã được xử lý xong, hãy thay nước thêm khoảng 2 lần nữa để làm sạch.
Bước 3: Sau khi rửa sạch, vớt sườn ra cho vào nồi đủ độ sâu và rộng. Sau đó đổ nước ngập sườn, thêm 1 thìa canh rượu nấu ăn và vài lát gừng vào.
Bước 4: Bật lửa lớn và đun cho đến khi bọt bắt đầu xuất hiện, tụ lại với nhau. Sau đó bạn dùng thìa hớt bỏ bọt. Sau khi hớt sạch bọt, lật sườn vài lần và nấu thêm 2 phút nữa.
Bước 5: Vớt sườn ra và rửa sạch bằng nước ấm để tránh bọt huyết vẫn còn bám vào bề mặt sườn. Nếu bạn nấu các món canh sườn thì bước này rất quan trọng. Sườn phải sạch thì nước dùng mới trong và có vị thanh.
Bước 2: Cho dầu vào nồi, đun nóng rồi thêm gừng và sườn heo đã chần vào xào qua đến khi thấy dậy mùi thơm.
Bước 3: Sau khoảng 2 phút, đổ một lượng nước nóng thích hợp, thêm các khối ngô vào và đun sôi trên lửa lớn. Sau khi nước sôi, thêm hành lá buộc túm vào. Đậy nắp nồi lại và đun trên lửa nhỏ cho đến khi sườn mềm. Lúc này, bạn vớt bỏ hành lá buộc túm ra khỏi nồi, thêm tảo bẹ cắt miếng nhỏ vào. Đậy nắp nồi và tiếp tục nấu trong khoảng 10 phút. Sau khi nấu xong, nêm chút muối, bột nêm vừa ăn, rắc hành lá xắt nhỏ lên là có thể dùng được.
Thành phẩm món canh sườn non, tảo bẹ và ngô
Canh sườn non, tảo bẹ và ngô nấu theo cách này rất ngon và không hề tạo cảm giác ngán ngấn, béo ngậy. Với việc áp dụng cách chần sườn đúng bạn sẽ giúp nước dùng của món canh trong, có vị thanh ngọt. Sườn được ninh mềm ngon, ngô chín và giữ được độ giòn ngọt. Tảo bẹ thơm đặc trưng, giòn mát. Món canh là tổng hòa vị ăn cùng cơm nóng rất ngon và hợp thời tiết mùa hè.