Những thói quen sử dụng không đúng cách khiến xe máy điện nhanh hỏng

Xe máy điện đang ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến trong việc di chuyển hằng ngày, nhưng một số thói quen sử dụng không đúng cách có thể khiến xe nhanh chóng xuống cấp và gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Chở quá tải trọng

Đối với từng dòng xe điện khác nhau mà nhà sản xuất đưa ra mức tải trọng cho phép khác nhau để đảm bảo chiếc xe hoạt động hiệu quả. Có loại chở được tối đa 40kg, có loại chở được tới 90kg, 120kg hay nhiều hơn. Tuy nhiên, có không ít người dùng lại không quan tâm đến thông số này mà dùng xe máy điện để chở hàng hóa nặng, chở 2-3 người với trọng lượng vượt quá trọng tải của xe. Điều đó dẫn đến việc mô tơ bị chịu sức ép lớn, nan hoa, khung vành cũng phải chịu áp lực cao dẫn đến giảm chất lượng, cong vênh.

xe%20dien.webp

Xe điện trở quá tải trọng. Ảnh minh họa

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của xe, chỉ nên đi 1-2 người. Bởi nếu thường xuyên chở quá tải trọng quy định, lượng điện tiêu thụ sẽ lớn hơn, làm động cơ và ắc quy hoạt động với công suất lớn hơn. Khung xe sẽ bị yếu và nhanh hỏng hơn.

Xe điện bị ngập nước, dính bùn nhưng không được xử lý ngay

Trong những ngày mưa rào, không thể tránh khỏi xe điện bị dính nước hay đi qua những khu vực bị ngập sâu. Nhưng nếu ắc quy bị dính nước hay bùn thì rất dễ gây ra hiện tượng chập điện, làm hư hỏng xe.

Thói quen sử dụng khiến xe máy điện nhanh hỏng.

Do đó, ngay khi về nhà, người dụng hãy nhanh chóng tháo ắc quy và lạch sạch nước, bùn bẩn và hong khô, sau đó mới được cắm sạc và sử dụng bình thường.

Rửa xe xe sai cách

Người dùng không nên xịt nước trực tiếp vào toàn bộ xe, nhất là phần động cơ và chỗ đựng bình ắc quy. Nếu xịt nước trực tiếp như vậy, nước sẽ ngay lập tức làm ẩm động cơ và ắc quy khiến xe dễ bị chập cháy hay chết máy khi sạc và sử dụng. Phần tay ga cũng cần được vệ sinh cẩn thận, bởi đây là bộ phận chứa nhiều mạch điện và bảng điện tử.

Xe kháng nước là thoải mái đi đường ngập

Hiện nay, khả năng chống nước của xe máy điện ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại sự tiện lợi, an tâm cho khách hàng thì nhiều người lại nghĩ nhờ tính năng này mà mình có thể đi thoải mái ở trong nước, đi dưới mưa lâu dài...Đây chính là một sai lầm lớn trong cách sử dụng xe máy điện.

xe%20dien%201.jpg

Xe điện kháng nước nhưng không "bất tử" dưới nước. Ảnh minh họa

Với bất cứ dòng xe máy nào kể cả xe điện việc dính nước vào động cơ hay các bộ phận khác là điều tối kỵ. Tùy thuộc vào các loại xe máy điện khác nhau, tiêu chuẩn chống nước trên xe cũng được trang bị khác nhau. Tiêu chuẩn kháng nước được áp dụng hiện tại đó là IPxx. Ví dụ IP57, IP67.

Với tiêu chuẩn IP57 xe có thể chống nước ở mức cao chứ không hoàn toàn. Mức độ ngập nước chịu đựng tối đa là 0.5 m trong thời gian 30 phút. Như vậy nếu giữ thói quen đi ngập nước thường xuyên, các chất bẩn, cặn bã trên đường có thể lắng đọng vào động cơ, hoặc gioăng cao su chống nước sẽ bị ăn mòn, nhanh hỏng do nước mưa ngập, nước cống có nhiều tạp chất.

Dùng cạn pin

Có nhiều người vì công việc bận rộn hoặc do thói quen thường dùng cạn kiệt pin còn 5%, thậm chí là sụt nguồn mới mang xe đi sạc. Đây là một việc làm rất có hại đối với xe máy điện. Bởi dùng cạn kiệt pin có thể làm các chất hóa học trong pin bị thay đổi ít nhiều, làm giảm chất lượng của pin. Đồng thời, việc xe bị sập nguồn đột ngột có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Do đó, nếu người dùng đang mắc phải sai lầm này thì nên điều chỉnh ngay thói quen của mình.

Sạc điện không đúng cách

Sau một thời gian dài sử dụng, có thể bộ sạc chính hãng của người dùng bị hư hỏng, không thể sử dụng được nữa. Việc làm cần thiết lúc này là phải mua bộ sạc mới. Tuy nhiên, có nhiều người tìm mua không đúng bộ sạc của nhà cung cấp hoặc vì tiện nên mua bộ sạc của hãng khác. Việc sử dụng không đúng bộ sạc của nhà cung cấp có thể làm ắc quy bị giảm dung lượng, phồng, chai hoặc thậm chí là gây cháy nổ trong quá trình sạc rất nguy hiểm.

Một lưu ý nữa là không nên sạc ngay đi xe về, hãy để cho xe nghỉ khoảng 30 phút để ắc quy nguội rồi mới cắm sạc, tránh gây ra hiện tượng cháy nổ hay phồng ắc quy. Nên sạc trong thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo ắc quy luôn được hoạt động hiệu quả nhất.

Không bảo dưỡng xe thường xuyên

Đây được xem là thói quen sử dụng xe điện người hay mắc phải nhất. Đi xe đến khi hỏng hay có vấn đề trục trặc mới đem đi sửa hay kiểm tra. Tuy nhiên, để lâu ngày mới phát hiện ra sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để sửa chữa. Chưa kể, những hư hỏng tiềm ẩn bên trong có thể ảnh hưởng tới sự an toàn khi lái xe của người dùng.

xe%20dien%202.jpg

Bảo dưỡng thường xuyên cách để tăng tuổi thọ xe máy điện. Ảnh minh họa

Do đó, người dùng nên thường xuyên kiểm tra các bộ phận của xe điện như dây phanh, ắc quy, động cơ, tay ga, hệ thống giảm xóc, yên xe… nhằm đảm bảo xe luôn vận hành tốt nhất.

Chọn cửa hàng sửa xe không uy tín

Khi xe bị hỏng, người dùng nên tham khảo ý kiến của người dùng bè, người thân hay những người đã từng sửa xe điện để chọn cửa hàng sửa chữa uy tín nhất vì không phải cửa hàng, nhân viên sửa chữa nào cũng rành về xe điện.

Việc tuân thủ những nguyên tắc sử dụng đúng cách sẽ giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của xe máy điện, đồng thời giảm thiểu rủi ro gặp phải các sự cố không mong muốn. Người dùng hãy chú ý và hạn chế những sai lầm sử dụng xe trên để tận hưởng trải nghiệm lái xe an toàn và bền bỉ hơn