Nhiều nhận định, Trung Quốc sẽ đứng ngoài thị trường giao ngay trong mùa Đông này do tăng trưởng nhu cầu giảm xuống mức thấp, giúp giảm bớt áp lực lên thị trường toàn cầu.
Vào rạng sáng ngày 14/10, giá gas chỉ giao dịch quanh mức 6,478 USD/mmBTU
Các nhà phân tích tại JLC, SIA Energy và Rystad Energy dự đoán, mức tiêu thụ khí đốt nói chung của Trung Quốc sẽ giữ ổn định hoặc thậm chí giảm 2% xuống khoảng 370 tỷ mét khối trong năm nay, mức tăng trưởng chậm nhất kể từ ít nhất là năm 2002.
Nhập khẩu LNG cũng giảm sau khi giá giao ngay tại châu Á tăng mạnh trong mùa hè này, cuối cùng đạt đỉnh kỷ lục 70 USD/mmBTU do châu Âu rút hàng ra khỏi khu vực để bổ sung hàng tồn kho sau sự gián đoạn của Nga.
Ông Ricki Wang - Nhà phân tích của JLC - ước tính, từ các lô hàng trong quý IV có thể giảm 20% so với năm 2021 xuống còn 22,4 tỷ mét khối, tương đương 16,4 triệu tấn.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích LNG và khí đốt hàng đầu của ICIS - bà Alex Siow - thì có nhận định, về cơ bản, việc Trung Quốc ngừng đấu thầu mua hàng giao ngay là rất tốt vì có một ít hơn một bên để tranh giành hàng hóa.
Hiện tại, việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine vẫn ổn định, bao gồm cả các đơn đặt hàng cho ngày thứ Tư. Tuy nhiên, Thủ đô Kyiv của quốc gia này quyết định ngừng xuất khẩu khí đốt sang Liên minh châu Âu do cơ sở hạ tầng năng lượng bị thiệt hại, khiến thị trường lo lắng về rủi ro đối với đường ống dẫn khí đốt.
27 quốc gia Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch cho động thái tiếp theo để kiềm chế giá năng lượng tăng vọt và bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hóa đơn tăng cao, khi châu Âu bước vào mùa đông khan hiếm khí đốt của Nga, khủng hoảng giá cả sinh hoạt và mối đe dọa suy thoái đang rình rập.
Một số quốc gia, bao gồm Đức, phản đối mức trần giá khí đốt rộng rãi, lo ngại nó sẽ khiến châu Âu gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn cung từ các thị trường toàn cầu trong mùa đông này.
Tại thị trường trong nước, giá gas hôm nay vẫn ổn định. Từ ngày 1/10, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước tiếp tục giảm 18.000 đồng mỗi bình gas loại 12 kg, loại 45 kg giảm 67.500 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 405.000 đồng bình 12kg.
Tương tự, giá gas City Petro cũng giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg từ ngày 1/10. Giá gas bán lẻ của thương hiệu này đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.500 đồng/bình 12 kg và 1.776.500 đồng/bình 50 kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn cũng cho biết trong tháng 10 giá gas điều chỉnh giảm 18.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh là 411.000 đồng/bình 12kg.
Do giá khí đốt thế giới hạ nhiệt nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm. Giá gas thế giới bình quân tháng 10/2022 chốt hợp đồng ở mức 575USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng 9.
Bảng giá gas bán lẻ trong nước tháng 10/2022