Tất cả thực phẩm bạn ăn ngày nay, dù là gạo, ngô hay dưa hấu, đều không giống như khi con người bắt đầu làm nông nghiệp cách đây 10.000 năm. Ngô ban đầu giống như cỏ dại, trong khi dưa hấu từng có màu trắng và không ngon miệng. Chúng ta có những loại cây trồng hiện đại vì con người trước đây đã thao túng di truyền thực vật.
Các nông dân gieo hạt từ những cây có đặc điểm mong muốn, chẳng hạn như nhiều hạt hơn, lớn nhanh hơn hoặc ngọt hơn. Các nhà nhân giống cây trồng trên khắp thế giới vẫn tuân theo quy trình tương tự, nhưng giờ đây họ đã được trang bị kiến thức về DNA và di truyền thực vật. Đây là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều loại rau khác nhau.
Vào khoảng giữa thế kỷ 20, các công nghệ mới xuất hiện giúp chúng ta có thể thực hiện những thay đổi chính xác hơn trong DNA của bất kỳ sinh vật nào. Đây là sự ra đời của kỹ thuật di truyền. Với kỹ thuật di truyền, bạn có thể di chuyển một gen cụ thể từ sinh vật này sang sinh vật khác, ngay cả khi chúng thuộc các loài khác nhau. Mục đích là để biến đổi mã di truyền trong thực vật, làm cho chúng có khả năng sản xuất cao và khả năng chống lại sâu bọ hay kỹ thuật canh tác cũng như loại bỏ các hóa chất mà bình thường làm chúng chết.
Hiện nay, việc tạo ra cây trồng biến đổi gen là một quá trình lâu dài, có thể mất vài năm, nhưng có thể tóm tắt thành bốn bước chính. Đầu tiên, chúng ta cần xác định đặc điểm nào cần thêm vào cây nhận và gen mang lại cho sinh vật đặc điểm mong muốn. Thứ hai, cần tạo ra các bản sao của gen từ sinh vật có đặc điểm mong muốn. Thứ ba, chèn gen đó vào DNA của cây nhận. Thứ tư, trồng cây biến đổi gen.
Công nghệ gen đang và sẽ là một tác nhân tích cực trong việc hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học trong trồng trọt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ổn định cân bằng hệ sinh thái; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho dân số toàn cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế, sinh vật biến đổi gen có thể đe dọa đa dạng sinh học. Các loại giống biến đổi gen có thể cạnh tranh với các giống cây cổ truyền, với rủi ro chính là làm xáo động các thành phần môi trường với đất, côn trùng thụ phấn hay khí hậu.
Ngoài ra, những sinh vật biến đổi gen có thể "lây lan" qua thiên nhiên thông qua thụ phấn chéo từ môi trường này sang môi trường khác, và giao phối với các sinh vật tự nhiên, do đó làm sinh vật sẽ không thể thực sự kiểm soát các mầm dịch bệnh, dẫn đến sự phát triển của quần thể kháng thuốc. Việc sử dụng các thực phẩm biến đổi gen vẫn là một cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học trên toàn cầu.