Sai lầm khi dùng bếp gas gây nhanh hỏng và dễ cháy nổ, cách sử dụng đúng tiêu chuẩn

Bếp gas là dụng cụ nhà bếp quen thuộc trong nhiều gia đình tuy nhiên đây lại là sản phẩm dễ gây rủi ro vì chính những sai lầm khi dùng của các bà nội trợ.

Bếp gas có vai trò quan trọng trong công việc nội trợ của mọi gia đình. Tuy nhiên hàng năm có rất nhiều vụ cháy nổ do ga gây ra thế nhưng vẫn còn một số người chủ quan, lơ là do thiếu hiểu biết nên đã mắc nhiều sai lầm khi sử dụng bếp gas để dẫn đến những tình huống đáng tiếc và còn ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Không khóa van bình gas sau khi nấu ăn

Một trong những thói quen nguy hiểm mà các gia đình hay mắc phải nhất khi sử dụng bếp gas là “nhớ” khóa van bếp nhưng không “nhớ” khóa van bình gas. Khi người dùng không khóa van bình gas, khí gas sẽ còn lưu lại bên trong đường ống dẫn, nếu trong điều kiện bình thường sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra.

Sai lầm khi dùng bếp gas gây hỏng nhanh, cháy nổ. Ảnh minh họa 

Nhưng nếu đường ống chẳng may bị chuột cắn, khí gas bị rò rỉ ra ngoài và tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ, nguy hiểm cho tính mạng của gia đình.

Vì thế để đảm bảo an toàn, sau khi nấu ăn xong, người dùng cần khóa van bình gas trước tiên rồi chờ cho lửa trên lò tắt hẳn thì mới khóa van bếp. Làm như vậy, trong đường ống dẫn gas sẽ không còn khí gas, nếu chuột có cắn đường ống thì cũng không có khí gas bị rò rỉ, người dùng sẽ không bị nguy hiểm.

Sử dụng bình gas kém chất lượng hoặc bếp quá cũ

Nhiều người dùng vì tiết kiệm chi phí đã chọn mua bình gas kém chất lượng hoặc sử dụng bếp gas quá cũ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mất an toàn khi dùng gas. Bình gas quá cũ, bị mài mòn, được cung cấp từ những cơ sở sang chiết gas trái phép không đảm bảo chất lượng hoặc bếp gas âm quá cũ, bị han gỉ nhiều,… đều là quả bom nổ chậm trong các gia đình.

Vì vậy nên chọn mua bình gas của các hãng sản xuất có uy tín, kiểm tra bình gas cẩn thận trước khi nhận, đồng thời vệ sinh bếp gas âm thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn làm việc hiệu quả và an toàn.

Không vệ sinh bếp thường xuyên

Nhiều người cứ nghĩ vệ sinh bếp chỉ đơn giản là lau dọn bề mặt bếp. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thông thường nguyên nhân các vụ nổ khí gas xảy ra là do gas bị rò rỉ vì vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn...

Do đó, việc vệ sinh bếp chuẩn chính là lau dọn, kiểm tra bếp định kỳ. Nếu thấy bếp bị rỉ sét, kém chất lượng hay vỏ bình, van, ống dẫn có dấu hiệu bất thường thì phải thay ngay tránh những vấn đề phát sinh đáng tiếc xảy ra.

Không quan tâm chất liệu kệ để bếp gas

Kệ để bếp gas tuyệt đối không được làm hay trang trí bằng các chất liệu dễ cháy vì lửa từ bếp gas trong quá trình đun nấu rất dễ tiếp xúc với các chất liệu này và gây cháy nổ, gây nguy hiểm nếu bạn không kịp thời dập tắt lửa.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bếp gas nên đặt cách trần nhà từ 1 – 1.5 m, cách tường, đồ dùng khác khoảng 15 cm, cách các thiết bị điện tử ít nhất 1.5 m và không nên đặt các vật dụng dễ cháy xung quanh bếp.

Không kiểm tra định kỳ bếp gas

Người sử dụng có thói quen không kiểm tra định kỳ bếp gas và các thiết bị có liên quan đây là một sai lầm mà ở gia đình nào cũng mắc phải họ chỉ thấy lúc nào hư, hỏng thì mới kiểm tra để sửa còn không thì thôi. Do bếp gas cháy bằng nhiên liệu là gas nên khi gas bị rò rỉ, gặp lửa có thể gây ra cháy nổ vì vậy muốn an toàn hơn hãy kiểm tra một tháng một lần về bình gas, dây dẫn ga xem có vấn đề gì còn thay để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Để bình gas quá kín

Không nên để bình ga nơi quá kín vì nếu để bình ga nơi quá kín thì khi hở ga sẽ không phát hiện được thì sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao. Cũng không cần đây dẫn quá dài vì nếu dây dẫn dài sẽ rễ bị gẫy nứt, và sẽ hở ga. 

Một thói quen vô cùng nguy hiểm nữa là hay dùng bật lửa, điện thoại để kiểm tra điều này rất nguy hiểm vì rễ ràng dẫn đến cháy nổ ga nhanh hơn. Việc sử dụng nồi không có kích cỡ phù hợp với bếp điều này dẫn đến ngọn lửa trùm ra ngoài bề mặt bếp ga làm nóng bề mặt bếp ga và dễ dẫn đến cháy nổ.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7053:2002- Bếp nấu ăn xách tay gắn chai khí đốt hóa lỏng 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bếp xách tay (gọi tắt là “bếp”) có gắn với một chai chứa đầy khí đốt hóa lỏng (gọi tắt là “gas”)

Chai được qui định trong TCVN 7051:2002 (ISO 11118) hoặc JIS S 2148. Bếp nấu ăn xách tay dùng để đun sôi và nấu nướng ở mặt trên, có trang bị kiềng để đặt các nồi nấu ăn.

Bếp và mỗi chi tiết của bếp phải được chế tạo có tính đến an toàn, tuổi thọ đối với sự rò rỉ gas, nguy hiểm về hỏa hoạn, và phải có kết cấu sao cho không bị vỡ hỏng hoặc biến dạng có hại cho sử dụng trong khi vận chuyển, lắp đặt

Van bếp phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Có khả năng mở / đóng đường dẫn gas tới mỏ đốt một cách êm nhẹ và an toàn. Các bếp hoạt động với nhiều đường dẫn gas phải có khả năng mở / đóng từng đường dẫn gas một cách an toàn.

Đối với các bếp dùng thao tác quay để mở / đóng thì chiều “mở” thường phải là ngược chiều kim đồng hồ.

Vòi phun: Các vòi phun phải được bố trí ở vị trí sao cho không bị tắc một cách dễ dàng do bụi, các vật lạ hoặc có kết cấu để không bị tắc.

Mỏ đốt: Các mỏ đốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Trên các chi tiết được lắp nối bằng ép, hàn hoặc các chi tiết khác không được có các khuyết tật có hại cho sử dụng.

Cửa lửa phải được chế tạo chính xác và không có biến dạng ảnh hưởng tới quá trình cháy.

Vị trí tương đối so với các chi tiết liên kết khác, ví dụ như vòi phun, cơ cấu mồi cháy bằng điện v.v.. cần giữ được an toàn và được lắp ghép sao cho trong điều kiện sử dụng thông thường thì các chi tiết này không được di chuyển hoặc rời khỏi vị trí.

Ngọn lửa không được nung nóng và làm hư hỏng bất kỳ chi tiết nào ở bên ngoài phạm vi cần thiết.

Có thể làm vệ sinh sạch sẽ dễ dàng, trừ những chỗ có kết cấu không bị ảnh hưởng bởi các chất được đun sôi tràn ra.

Bộ điều chỉnh không khí: Bộ điều chỉnh không khí phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Dễ dàng điều chỉnh được lượng không khí (trừ những bếp không cần điều chỉnh không khí trong sử dụng) và không làm thay đổi vị trí chỉnh đặt bởi các thao tác thông thường khi sử dụng bếp.

Đối với bếp có trang bị cần điều chỉnh không khí thì cần này phải được bố trí ở vị trí có thể thao tác được dễ dàng, êm nhẹ và an toàn và phải được đánh dấu chiều mở / đóng rõ ràng.

Kiềng và các trang thiết bị tương tự: Kiềng và các trang thiết bị tương tự phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Có đủ độ bền khi sử dụng thường xuyên [được xác định bởi 6.2.5 a)]. Vững chắc, ổn định trong điều kiện sử dụng thông thường.

Đĩa: Đĩa phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Có hình dáng để có thể thu được các chất tràn ra khi đun.

Đĩa có kết cấu tháo được phải có thể ra / lắp vào dễ dàng mà không cần dùng đến dụng cụ. Khi được gắn với tấm nắp bếp thì có thể dùng dụng cụ thông thường để tháo đĩa. Đối với bếp cho phép làm vệ sinh phía bên trong một cách dễ dàng thì không cần phải tháo đĩa ra.

Theo Vietq.vn