Theo thông tin từ Cục QLTT Phú Yên, Đội QLTT số 1 (Đội cơ động) thuộc đơn vị mới đây đã phối hợp với Phòng PC 08 Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và khám phương tiện ô tô tải biển kiểm soát 50H-153.95 Rơ Mooc 51R-268.69 đang lưu hành theo hướng Bắc – Nam, do ông Trần Ngọc Diễn, sinh năm 1987, nơi ở hiện tại Bình Định là người trực tiếp điều khiển phương tiện.
Qua kiểm tra phương tiện vận chuyển, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô đang vận chuyển 21 loa nghe nhạc (loại loa di động); 02 máy rửa chén hiệu Panasonic; 76 kg Vải sợi; 60 hộp đèn trang trí (không bóng) hiệu Led Wall Lamp; 5 máy đục bê tông hiệu Caowang, 02 máy cắt bê tông hiệu Caowang SK1563; 10 máy cắt cầm tay hiệu Caowang.
Toàn bộ số hàng hóa trên đều không có nhãn hàng hóa đúng quy định.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe cũng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên.
Có thể nói, thị trường mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm giá rẻ là thị trường béo bở đối với gian thương bởi dù cơ quan chức năng có nỗ lực ra sao thì cùng với những hành vi tuồn lậu ngày càng tinh vi và sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh làm đẩy mạnh nhu cầu mua các sản phẩm mỹ phẩm rẻ tiền vẫn đang không ngừng khiến cho các đối tượng xấu tận dụng cơ hội kiếm trác.
Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa từ 50 - 70 triệu đồng tùy trường hợp hàng giả, tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng kinh doanh hàng mỹ phẩm giả thì người bán có thể bị xử phạt lên đến 100 - 140 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 - 3 tháng và phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm. Như vậy, quy định mới đã tăng mức xử phạt hành chính lên gần gấp 2 lần so với mức phạt trước đây đối với sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả.
Tuy nhiên, với lợi nhuận “khủng” từ việc kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc còn cao gấp chục lần so với việc phạt hành chính. Nếu những sản phẩm không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường và đến tay người tiêu dùng sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Tiến sĩ Valerie Salembier, Giám đốc xuất bản của Tạp chí Harper’s Bazaar nổi tiếng từng cho biết: "Bạn thường xuyên xịt nước hoa lên mặt cổ và cổ tay của mình. Những vị trí đó trên cơ thể rất nhạy cảm với hóa chất, nên các sản phẩm nước hoa kém chất lượng có chứa các hoạt chất sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn".
Trong nhiều trường hợp sử dụng nước hoa rẻ tiền, hàng giả, hàng nhái xong thì người dùng sẽ cảm thấy có những triệu chứng khác lạ trên da như ửng đỏ, nóng rát. Những người có bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, hen hay có làn da nhạy cảm thì càng dễ bị dị ứng khi dùng những loại nước hoa này.
Lý giải cho thực trạng nước hoa siêu rẻ, theo thông tin được đăng tải trên Vietq, ông Nguyễn Thế Dũng, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: "Thực chất những loại nước hoa trên chỉ được làm từ cồn, hóa chất và tinh dầu. Để sản xuất 100ml nước hoa chỉ tốn từ 5 – 10 nghìn đồng, khi làm số lượng lớn có thể rẻ hơn. Do vậy, các cơ sở bán nước hoa với giá vài chục nghìn đồng sau khi tính cả chi phí bao bì thì vẫn còn lời".
Bác sĩ Nguyễn Hải Vân - Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng cảnh báo việc dùng nước hoa không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến việc viêm da mạn tính: "Nước hoa giả thường chứa các hoạt chất như urine có trong nước tiểu, hóa chất chống đóng cặn, chất tạo mùi, alcohol và phthalates… chính những hoá chất này cực kỳ nguy hiểm cho người sử dụng”.
Phthalates (THAL – ates) làm phá vỡ hoạt động của hormone, giảm số lượng tinh trùng và gây dị dạng thai nhi, ung thư vú. Bên cạnh đó, có nhiều loại tinh dầu có tác động độc hại lên sức khỏe con người ví dụ như eucalyptol (1,8 – cineol) là thành phần chủ đạo trong tinh dầu cây bạch đàn có thể gây tổn thương gan, bác sĩ Vân cho biết thêm.
Mới đây các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nước hoa có thể khiến trẻ tử vong bởi những chất kích thích trong nước hoa rất độc.
Với những loại nước hoa rẻ tiền thường bị pha chế bởi những hóa chất độc tổng hợp có hại như nhóm chất alcon, aldehyd... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan thần kinh gây khó chịu, choáng nhức đầu, mệt mỏi. Ngoài ra, còn nhiều hóa chất trong các sản phẩm có mùi thơm gây độc đối với cơ thể như toluen, aceton, formaldehit, metylen clorua.
Trẻ nhỏ cũng có da non, mỏng, nhạy cảm nên các hóa chất này sẽ dễ thấm qua da, phá hủy các tế bào và có nguy cơ gây ung thư. Trẻ sơ sinh, dị ứng với mùi hương có thể gây tử vong do co thắt đường thở. Một số loại nước hoa hoặc phấn hoa quá nồng, quá hắc có thể kích thích thần kinh của trẻ, dễ bị đau đầu, buồn nôn.
Với những tác hại trên, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, thông báo đến các cơ quan chức năng nếu phát hiện nghi vấn mỹ phẩm giả, kém chất lượng; tránh tâm lý ham rẻ rồi lại “tiền mất tật mang”, vô tình tiếp tay cho các chủ cửa hàng kinh doanh kiếm lợi bất chính.
BS. Trần Thiên Tài, phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khuyên, trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, chị em cần tìm hiểu kỹ xuất xứ, nguồn gốc, ưu tiên chọn lựa loại sản phẩm của những thương hiệu uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, các loại mỹ phẩm phải có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng và thành phần được ghi rõ ràng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại mỹ phẩm không có đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên hoặc dùng theo kiểu truyền miệng các loại sản phẩm gia truyền, tự bào chế mà chưa qua kiểm định.
Theo Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo