Giá cà phê hôm nay 16/11: Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm 400 đồng/kg. Hiện giá cà phê trong nước dao động ở mức 39.600 - 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 ở các tỉnh Tây Nguyên giảm 400 đồng/kg, đang được thu mua với giá từ 39.600 - 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tạm đứng ở mức 39.900 đồng/kg tại huyện Chư Prông; tại thành phố Pleiku và huyện Ia Grai giá là 40.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Kon Tum, giá cà phê hôm nay đang được thu mua ở mức 40.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk được thu mua ở mức 40.100 đồng/kg.

Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê được thu mua với mức 39.600 đồng/kg.

giá cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm 400 đồng/kg. Hiện giá cà phê trong nước dao động ở mức 39.600 - 40.100 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê Robusta tiếp tục bị kéo xuống dưới vùng 1.800 USD/tấn, trong khi Arabica đảo chiều phục hồi nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 1/2023 giảm 21 USD, còn 1.803 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 22 USD, xuống 1.793 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Cùng tình trạng, giá cà phê Arabica trên sàn New York vẫn trong tình trạng sụt giảm liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 12/2022 giảm thêm 9,80 cent, xuống 156,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm thêm 7,95 cent, còn 158,95 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Theo chuyên gia, giá cà phê hai sàn suy yếu trở lại theo sự tăng giảm thất thường của chỉ số đồng Đô la Mỹ và suy đoán chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kỳ tới sẽ thắt chặt hay nới lỏng mức lãi suất tiền tệ tại kỳ họp chính sách tháng 12. Chuyên gia nhận định, trong tuần này, giá cà phê thế giới có xu hướng tiếp tục giảm nhẹ. Dự báo, ở điều kiện tích cực nhất sẽ giữ được giá như tuần trước. Cùng với đó, giá cà phê Robusta trên sàn London sẽ có 2 trường hợp, nếu như khôi phục về mức trên 1.830 USD/tấn thì sẽ theo xu hướng phục hồi lên mốc 1.850 USD/tấn. Còn nếu tiếp đà giảm thì sẽ nhanh chóng chạm xuống mốc 1.750 USD/tấn.

Về thị trường cà phê trong nước, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 vừa qua của nước ta đạt hơn 79.800 tấn, trị giá 206,9 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng trước đó do chưa chính thức bước vào giai đoạn thu hoạch của mùa vụ mới.

Tuy nhiên, tính chung 10 tháng, xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng 10,8% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,4 triệu tấn, với giá trị lên đến gần 3,28 tỷ USD. Như vậy, mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta đã vượt 0,2 triệu USD so với mức 3,07 tỷ USD của cả năm 2021.

Nhìn chung, ngành cà phê nước ta đã có một năm thành công với cả giá bán và sản lượng đều đạt các mức cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây và tiếp tục giữ vững vị thế là quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu thế giới.

anh1520221115214008.png?rt=20221115214025
Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil.

Thông tin bên lề, Bảo tàng Thế giới Cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vừa khai mạc Triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức”, kéo dài từ 14/11/2022 đến tháng 1/2023. Triển lãm là một trong chuỗi hoạt động để kỷ niệm 4 năm Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức khai trương hoạt động. Những chương trình triển lãm chuyên đề cùng các hoạt động quảng bá văn hóa bản địa của Bảo tàng Thế giới Cà phê đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu là góp phần định vị Buôn Ma Thuột trở thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, Đắk Lắk trở thành Điểm đến của cà phê thế giới.

Khi tham quan triển lãm tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, ngoài việc được trải nghiệm các bộ sưu tập của các nghệ sĩ, nhà thiết kế, tại triển lãm, khách tham quan cũng được tìm hiểu về cách Ăn Mặc đã góp phần tạo lập lối sống của con người trong tiến trình phát triển chung về văn hóa, xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam.