Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên uống trà sả?

Trà sả không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên uống trà sả?
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên uống trà sả? Ảnh: st

Sả không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá. Chứa đựng nhiều khoáng chất như sắt, magiê, kali, kẽm và folate, củ sả đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện.

Tác dụng tuyệt vời của trà sả đối với sức khoẻ

- Tốt cho tiêu hoá: trà sả giúp giảm các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, và đầy hơi, duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.

- Giảm huyết áp: kali trong sả giúp kiểm soát huyết áp, tăng cường lưu thông máu, làm giảm áp lực trên động mạch.

- Hỗ trợ giảm cân: trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc, hỗ trợ quá trình giảm cân thông qua tăng cường trao đổi chất.

- Ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá: chất chống oxy hóa trong sả giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

- Giảm stress: sả có tác dụng làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng và lo lắng.

- Tốt cho tim mạch: quercetin trong sả giúp kiểm soát cholesterol, bảo vệ tim mạch khỏi các vấn đề bệnh tật.

- Tăng cường sức khỏe răng miệng: khả năng kháng khuẩn của sả giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây sâu răng.

Cách pha trà sả

Trà sả nguyên chất được pha bằng cách thêm thân cây sả vào nước sôi. Đun sôi sả trong nước nóng trong khoảng 10 phút, lọc lấy nước rồi uống. Nước trà sả nguyên chất có thể uống ấm vào mùa đông hoặc thêm đá để tạo thành một thức uống mát lạnh vào mùa hè.

Bạn cũng có thể cho thêm một chút mật ong để tăng thêm độ ngọt và lợi ích cho sức khỏe, hoặc thêm một lát gừng để tăng cường tính ấm cho cơ thể. Một vài lá lá bạc hà cũng có thể làm tăng thêm hương thơm và tác dụng làm dịu dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng trà sả

Sả nói chung an toàn cho hầu hết mọi người nhưng vẫn có một số tác dụng phụ và tương tác tiềm ẩn cần cân nhắc khi sử dụng sả bằng đường uống, bôi tại chỗ hoặc trị liệu.

Ngoài ra, hấp thụ một lượng lớn chiết xuất sả có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, tiểu nhiều.

Khi dùng lượng lớn trong thời gian dài, sả có thể gây tổn thương chức năng gan, dạ dày hoặc thận.

Những người mang thai được khuyên tránh ăn sả vì nghiên cứu cho thấy một số hợp chất có trong sả có thể gây độc cho thai nhi đang phát triển.