Vạn Niên Tự: Ngôi Chùa nghìn tuổi đất Thăng Long

Chùa Vạn Niên nằm ở bên bờ Hồ Tây, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ 2 (1011) sau khi vua Lý Công Uẩn dời Đô ra Thăng Long, tên ban đầu là Chùa Vạn Tuế sau đổi là Chùa Vạn Niên. Đây được coi là ngôi chùa thiêng của đất Thăng Long – Hà Nội.
z3790003174606_0e97f93074a3b73d35518c01767b133f

Lối vào Vạn Niên Tự từ đường Lạc Long Quân 

Là một kiểu kiến trúc Phật giáo, chùa được tạo bởi công trình nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn, họa tiết đậm nét văn hóa phương Đông. Các nếp nhà được xây dựng hướng Đông theo bố cục mặt bằng gồm tam quan, chùa chính, điện Mẫu (thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà tăng, nhà phụ. Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ tôn thêm vẻ đẹp và tạo sự u tịch, tĩnh lặng nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
z3790003110071_84525e1fa3

Chùa được tạo bởi công trình nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn, họa tiết đậm nét văn hóa phương Đông.

z3790003109314_d9bccc8f3f1df4e0eb840ab9aec6e251
z3790003124390_cbc7bc0e465168fd58da1be38e0e6c69

 Chùa được tạo bởi công trình nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn, họa tiết đậm nét văn hóa phương Đông.

Trên nóc Chùa có ba chữ chiện đắp nổi “Vạn Niên Tự”. Hiện Chùa còn giữ bộ di vật cổ quý gồm: hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê – Tây Sơn; có Bài ký trên Chuông đồng “Vạn Niên Tự Chuông” đúc vào thời Gia Long. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử với những biến thiên của thời cuộc, Chùa đã nhiều lần được tu sửa, đặc biệt kể từ năm 1992 tới nay Chùa được trùng tu tôn tạo rất nhiều. Nhiều nhà sư danh tiếng của Việt Nam đã từng trụ trì ở đây như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường, Thích Viên Thành... hiện trọng trách này đang được giao cho Thượng Tọa Thích Minh Tuệ.

z3790003134591_8aa3e6e17e45d65e97246b187febcdf4

Lối vào Chùa từ cổng phụ

z3790003136229_2f9df722c7b142e6ab29d8db3dfc8c6f
z3790003153743_0ee3749db9b33a2d8698a7b3c9581573

Ban tam bảo nằm tĩnh lặng trong kiến trúc nhà năm gian 

Năm 2010, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Chùa Vạn Niên làm lễ An Vị, khánh thành Điện Phật Ngọc. Tượng Phật được tác bằng khối ngọc tự nhiên quý hiếm từ Myanmar, có chiều cao 1.3m, nặng 600k. Một tượng phật linh thiêng có một không hai ở Việt Nam đã tăng thêm sự tôn nghiêm của ngôi Chùa cổ kính.

z3790003099937_4e8a22b376a6df2b52599957cf643e65

Cổng Tam quan nằm bên Hồ Tây 

z3790003145527_24c6b75fa2f05ca04e93309679ed2206

Điện Mẫu (thờ bà chúa Liễu Hạnh) 

z3790003150854_800ad32ab82da743f16d710c172cfe37

Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ tôn thêm vẻ đẹp và tạo sự u tịch, tĩnh lặng nơi cửa thiền

Chùa được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích nghệ thuật thuật Quốc gia từ năm 1996; nhiều năm qua, Chùa Vạn Niên luôn là điểm đến của khách thập phương, nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, các hoạt động từ thiện, đem lại sự tĩnh tại về tinh thần và giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho các thế hệ.

chua-van-nien-6-1555388214665-1612681804573-1612681804573374681928

Điện Phật Ngọc - Tượng Phật được tác bằng khối ngọc tự nhiên quý hiếm từ Myanmar