Tự ý thay đổi mâm xe có thể bị phạt lên đến 1 triệu đồng

Thay đổi mâm xe là nhu cầu trang trí ngoại thất xe của nhiều người, tuy nhiên việc tự ý thay đổi mâm xe máy, hoặc ô tô có thể bị phạt lên đến 1 triệu đồng.

Mâm xe là một trong những phụ kiện quan trọng của xe. Được mô tả là một phần khung hợp kim (thường là hợp kim nhôm để có khối lượng nhẹ) lắp ở phần bánh xe, mâm xe ôtô sẽ kết nối phần lốp xe và trục xe, từ đó truyền lực quay của trục xe xuống lốp xe hỗ trợ cho xe chuyển động.

Thay mâm xe máy có bị phạt không?

Thay đổi mâm xe máy tức là thay đổi kết cấu, thiết kế và cả màu sắc của vành xe máy. Do đó, khi thực hiện thay mâm xe, chủ xe có thể bị phạt tiền theo quy định về lỗi tự ý thay đổi khung xe máy.

mâm xe

Tự ý thay đổi mâm xe máy có thể bị phạt đến 1,2 triệu đồng.

Cụ thể, khoản 3 Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự vi phạm một trong các hành vi như sau:

Tự ý đục lại số khung, số máy; tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe.

Thay mâm xe ô tô có bị phạt không?

Bên cạnh xe máy, việc thay mâm xe ôtô có bị phạt không cũng là vấn đề mà chủ phương tiện cần quan tâm. Tương tự như thay đổi mâm xe máy, chủ xe ô tô nếu tự ý nâng cấp bộ phận này cho phương tiện của mình cũng có thể gặp phải những rắc rối sau đây:

Có thể bị phạt tiền

Lỗi thay đổi mâm xe phạt bao nhiêu tiền được quy định rõ tại khoản 3 và khoản 7, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, nếu người tham gia giao thông điều khiển xe ôtô có thông số mâm vỏ không đúng như trong giấy tờ đăng kiểm sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng, kèm theo việc phải phục hồi mâm xe về trạng thái nguyên bản với những hạng mục đã điều chỉnh.

mâm xeKhông được bảo hiểm bồi thường

Ngoài ra, nếu người dùng tự ý thực hiện việc thay đổi mâm xe ôtô thì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi bồi thường đối với bảo hiểm vật chất tự nguyện. Trong trường hợp chủ phương tiện không có giấy tờ hay chứng từ cấp phép của bên đăng kiểm xe ôtô về việc thay đổi thông số mâm, vỏ mới thì công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.

Có thể bị từ chối đăng kiểm

Việc bị từ chối đăng kiểm cũng là một vấn đề mà chủ phương tiện có thể gặp phải khi tự ý nâng cấp mâm xe ôtô. Các đơn vị đăng kiểm xe sẽ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng đã cung cấp để tiến hành kiểm tra và thực hiện việc đăng kiểm. Khi tự ý thay đổi mâm xe mà không có hồ sơ khai báo kỹ thuật của hãng sẽ dẫn đến các thông số không trùng khớp, do đó, xe có thể bị từ chối đăng kiểm.