Một tác gia từng nói: "Không có tiền không khó sống, mà là hoàn toàn không thể sống được". Thế giới của người lớn đầy những vấn đề về cơm áo gạo tiền, và tiền là thứ cần thiết để làm bất cứ điều gì. Do đó, ai cũng luôn muốn kiếm tiền nhiều hơn, sống một cuộc sống lý tưởng. Nhưng thực tế lại thường là: chỉ một số ít người có thể đạt được mục tiêu của mình.
Không dễ để trở thành những cao thủ kiếm tiền. Nhưng chúng ta có thể trao quyền cho cuộc sống của mình bằng cách học hỏi tư duy kiếm tiền và cách làm việc từ những bậc thầy.
Dưới đây là 5 điều mà các cao thủ kiếm tiền đang làm, nếu biết cách áp dụng vào thực tế, chúng nhất định sẽ giúp bạn tiến lên một tầm cao hơn.
01
Đột phá trong tư duy
Đừng xem mình là "người làm thuê". Những người giàu có kiếm tiền ra sao? Họ có suy nghĩ như nào?
Người sáng lập của công ty bảo mật Internet Qihoo 360, Chu Hồng Y từng nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi từng làm việc cho Founder Group, tôi cũng từng làm việc cho Yahoo. Tôi có một giá trị quan hết sức đơn giản, tôi không cảm thấy mình đang làm việc cho người khác. Bởi lẽ đối với tôi, đây đều là những việc mà tương lai tôi cần làm."
Theo quan điểm của anh ấy, đi làm thuê là một quá trình học hỏi, một quá trình để thử và sai, trong lúc kiếm tiền, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm, và bạn cũng sẽ không mất gì nếu chẳng may thất bại.
Thật vậy, mọi thứ học được trong công việc và từng chút kinh nghiệm tích lũy được sau cùng sẽ được sử dụng, một ngày nào đó, nó sẽ trở thành "bàn đạp" để bạn thăng tiến và tăng lương.
Khi còn là một biên tập viên, nhà văn Zhou Zuoluo bỗng chợt nhận ra một điều: Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh trong các ngành nghề sẽ ngày càng trở nên gay gắt, nếu bản thân không có bước đột phá trong công việc, khả năng lớn sẽ bị đào thải trong tương lai. Vì vậy, khi các đồng nghiệp của anh ấy chỉ đơn giản là đi làm và tan làm, anh ấy thường xuyên tăng ca để sửa bài, hôm nào có tin tức nóng, anh thậm chí còn thức tới tận nửa đêm để viết.
Một năm rưỡi sau, với thành tích xuất sắc và tinh thần "làm việc cho chính mình", Zhou ZuoLuo được thăng chức từ biên tập viên lên phó giám đốc phòng nội dung.
Tất cả những người tài giỏi đều có chúng một đặc điểm là không ngừng nâng cao năng lực của mình thông qua công việc chứ không phải chỉ là đi làm cho có.
Bởi lẽ làm cho có có thể khiến bạn có được sự thoải mái, an nhàn trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội để phát triển, và dần dần khiến bản thân mất đi khả năng cạnh tranh.
Nếu bạn muốn có được sự phát triển tốt hơn, muốn mang lại cho bản thân và gia đình những điều kiện vật chất tốt hơn, đừng tự giết chết mình tại nơi làm việc.
02
Nâng cấp nhận thức
Tỷ phú Bitcoin giàu nhất Trung Quốc, Li Xiaolai, tin rằng các mô hình kinh doanh cá nhân có thể được chia thành ba loại:
Đầu tiên là "bán một lần một khoảng thời gian" (như công việc hàng ngày).
Thứ hai là "bán nhiều lần một khoảng thời gian" (chẳng hạn nhà văn viết sách).
Thứ ba là "mua thời gian của người khác và bán nó đi" (chẳng hạn như các doanh nhân).
Kiểu người thứ ba là rất hiếm, và hầu hết mọi người đều là kiểu thứ nhất: nhận lấy mức lương cố định và thưởng theo hiệu suất.
Nhưng những người đã hình thành tư duy kinh doanh sẽ nghĩ: Bạn có thể sử dụng thời gian và năng lượng hiệu quả hơn, đồng thời kiếm được thêm tiền với cùng một khoảng thời gian hay không?
Blogger Thụy (Trung Quốc) ngoài đời là một chủ cửa hàng thú cưng. Trong suốt 3 năm kinh doanh, anh thường cảm thấy bất lực và khó hiểu với một điều: Một số khách hàng thậm chí còn không có những hiểu biết cơ bản nhất về việc nuôi thú cưng.
Một lần, một ý tưởng nảy ra trong đầu anh: liệu mình có thể chia sẻ những vấn đề mà bản thân thường gặp phải, cũng như kinh nghiệm và biện pháp phòng ngừa khi nuôi thú cưng lên mạng để nhiều người biết hơn hay không.
Nghĩ là làm, trước tiên, anh ấy viết nội dung, đăng nó lên nền tảng nội dung, sau đó ghi lại thành video và đăng lên ứng dụng video ngắn. Chỉ sau hơn một tháng, Thụy đã có hơn 60.000 người theo dõi trên bốn nền tảng mạng xã hội của mình.
Giờ đây, bên cạnh việc quản lý cửa hàng thú cưng, anh ấy cũng sẽ nhận quảng cáo và tư vấn có trả tiền về các sản phẩm dành cho thú cưng trên mạng xã hội, thu nhập của anh ấy cũng cao gấp ba lần so với trước đây.
Vậy mới nói, miễn là khả năng chuyên môn của bạn đủ mạnh, bạn có thể giúp người khác giải quyết các vấn đề thực tế hoặc chia sẻ các phương pháp đã được chứng minh, bạn có thể thử xây dựng mô hình kinh doanh của riêng mình.
Bằng cách này, sự giàu có sẽ giống như một quả cầu tuyết, ngày càng lớn hơn và không ngừng lăn về phía bạn.
03
Mở rộng tầm nhìn
Có người đã nói:
"Khả năng thu thập thông tin của một người sẽ trực tiếp quyết định mức thu nhập của anh ta". Tôi coi đó là điều tất nhiên. Bản chất của việc kiếm tiền là tận dụng những lỗ hổng thông tin. Có ba loại lỗ hổng thông tin phổ biến:
Tài nguyên: Những gì tôi có, bạn không.
Kỹ năng: Những gì tôi biết, bạn không
Nhận thức: Những gì tôi hiểu, bạn không.
Miễn là bạn tận dụng tốt một trong số chúng, bạn sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền.
Ví dụ, có một phương pháp "phục chế ảnh cũ" rất tiện lợi rất phổ biến trước đây: tải ảnh lên một phần mềm, rồi bấm "làm mới", vậy là được.
Tuy nhiên, nhiều người không biết điều này và chỉ có thể chi tiền để tìm người khác làm hộ mình.
Do đó, những người phát hiện ra điều này vào thời điểm đó về cơ bản đều sẽ có thể kiếm được tiền. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta tìm kiếm được những khoảng trống thông tin như vậy? Cách dễ nhất và nhanh nhất là tham gia mạng lưới xã giao chất lượng cao và gặp gỡ những người tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bước vào vòng tròn xã giao chất lượng cao không chi giúp bạn được tiếp xúc với nhiều thông tin mới mà còn giúp bạn thấy được nhiều cách chơi mới, phá vỡ giới hạn về thông tin và nhận thức. Nhưng đừng chỉ làm quen với những người giỏi trong lĩnh vực thế mạnh của bạn, hãy quan sát xem những người giỏi trong các lĩnh vực khác thành công như thế nào. Bởi lẽ logic cơ bản của việc kiếm tiền hầu hết đều giống nhau, một doanh nghiệp có thể thành công trong ngành này cũng có xác suất thành công cao trong ngành khác.
Trong tương lai, chúng ta phải tránh xa những tương tác không đâu tiêu tốn sức lực của bản thân, giao tiếp xã hội nhiều hơn và gặp gỡ những người tài giỏi hơn. Sau đó làm việc với họ để hiểu hơn về thời đại này, tích cực đón nhận những thay đổi, việc tìm kiếm cơ hội kiếm tiền cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
04
Thời gian đầu tư
Định cho thời gian một cái giá, không làm những việc có giá trị thấp hơn đơn giá đó của thời gian.
Đơn giá của thời gian là gì?
Giả sử tiền lương hàng tháng của bạn là 10 triệu, bạn làm việc 26 ngày một tháng, mỗi ngày 8 tiếng, đơn giá thời gian là 48 ngàn/giờ.
Những bậc thầy kiếm tiền thực sự đều tập trung vào việc làm những thứ tạo ra giá trị cao hơn đơn giá thời gian.
Dương là một giám đốc bộ phận, năm trước có hai thực tập sinh đến bộ phận của anh ấy: Công và Phong.
Sau khi gia nhập công ty, Công thường dành nhiều thời gian cho những việc vặt vãnh, ví dụ như để so sánh đồ ăn của quán nào rẻ hơn, mỗi lần đều phải mất hơn nửa giờ để nghiên cứu. Mặc dù điều này có thể tiết kiệm cho anh ấy khoảng 10 ngàn mỗi bữa ăn, nhưng nó lại lãng phí rất nhiều thời gian để làm những việc có ích cho chuyên môn hơn.
Ngược lại, Phong không bao giờ quan tâm đến những chi tiết vụn vặt như vậy, và luôn dành thời gian của mình cho những thứ có thể tạo ra giá trị cao nhất.
Có lần anh ấy đã chi 3 triệu để thuê người chuyển nhà, đó là số tiền rất lớn đối với một người sở hữu mức lương hàng tháng là 15 triệu như anh ấy.
Nói về lý do, anh cho biết: "Nếu tự làm, tôi sẽ mất khoảng 3 ngày, chưa kể sẽ rất mệt, nhưng đi tìm người khác làm hộ, vừa đỡ mệt, vừa đỡ mất thời gian làm việc khác. Nếu tôi có thể sử dụng thời gian để tạo ra được thành tích nào đó, tiền thưởng là quá đủ để trang trải số tiền này."
Một năm sau, lương của Phong được tăng.Còn Công thì vẫn như lúc mới đến, suốt ngày vướng vào những chuyện vặt vãnh không đâu, lương bổng và năng lực không hề tiến bộ. Cách tiếp cận của Phong là điển hình cho phương thức chỉ làm những việc có giá trị cao hơn đơn giá thời gian.
Trên thực tế, mục đích của việc làm một việc gì đó, hoặc là mang lại giá trị cảm xúc tích cực cho bản thân chúng ta, hoặc là mang lại sự phát triển hoặc tiền bạc. Nếu cả hai bạn đều không có, vậy thì không cần phải làm điều đó.
Thời gian là nguồn tài nguyên khan hiếm nhất và không thể tái tạo.
Tiền có thể kiếm lại khi nó mất đi, nhưng thời gian nếu đã trôi qua, dù có làm gì đi chăng nữa, nó cũng sẽ không quay lại và cho chúng ta thêm bất cứ một giây nào.
05
Xây dựng rào cản, tăng nguồn thu nhập và hình thành sự đa dạng hóa cá nhân
Reed Hoffman, người sáng lập LinkedIn, đã đề xuất "lý thuyết ABZ". Một người, bất kể lúc nào, nên có 3 kế hoạch: Kế hoạch A, Kế hoạch B và Kế hoạch Z.
Kế hoạch A thường chỉ một công việc ổn định.
Kế hoạch B có nghĩa là ngoài công việc, bạn cũng nên tìm một thứ mà bạn sẵn sàng đầu tư thời gian của mình và dần dần phát triển nó thành một công việc phụ.
Kế hoạch Z chủ yếu chỉ tài sản cá nhân, là sự bảo vệ của bạn, khi cả Kế hoạch A và Kế hoạch B gặp sự cố, bạn có thể sử dụng Kế hoạch Z để duy trì cuộc sống hàng ngày.
Trong hai năm qua, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và tin tức về việc sa thải nhân viên không ngừng khiến chúng ta nhận ra tầm quan trọng của kế hoạch ABZ. Chỉ bằng cách không ngừng học hỏi các kỹ năng mới và tăng nguồn thu nhập, rủi ro do sự không chắc chắn mang lại mới có thể giảm thiểu.
Zhou Ling, tác giả cuốn sách có tên "Thức tỉnh nhận thức", đã chia sẻ một kinh nghiệm: Cách đây vài năm, anh ấy đã chọn một kỹ năng không liên quan gì đến chuyên môn chính của mình làm kế hoạch B: học lập trình.
Vì tính chuyên môn trong ngành quá mạnh, các kỹ thuật viên CNTT không thể hiểu chính xác các điểm yếu trong ngành của họ, lúc này, Zhou Ling, người có kĩ năng lập trình, đã trở thành cầu nối giữa hai lĩnh vực, giúp công ty giải quyết nhiều vấn đề công việc và trở thành một tài năng không thể thiếu.
Sau đó, anh bắt đầu học viết lách trở lại, sau 3 năm rèn luyện và trau chuốt, anh đã xuất bản được 3 cuốn sách và nhận được nhuận bút. Bất cứ lúc nào cũng cần phải nhớ rằng: không thể đặt hết hy vọng vào một điều. Bởi lẽ bất cứ lúc nào, những thay đổi đột ngột cũng có thể xảy ra. Nếu không có kế hoạch dự phòng, bạn rất dễ rơi vào tình trạng không biết phải làm gì.
Xây dựng nhiều lớp rào cản đối với thu nhập cá nhân sẽ mang lại sự hỗ trợ vững chắc trước rủi ro.
Lời kết,
Kiếm tiền chắc chắn không phải là toàn bộ cuộc sống, nhưng nó cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn.
Muốn kiếm nhiều tiền không phải là tham lam vật chất hay phù phiếm, mà là muốn tạo cho bản thân cảm giác an toàn.
Bám sát 5 điểm trên, mặc dù chưa chắc đã có thể lập tức giúp bạn kiếm được nhiều tiền như những người tài giỏi khác, nhưng việc học hỏi từ những tư duy này chắc chắn sẽ mang lại ích lợi nào đó cho cuộc sống của chúng ta.
(Sohu)