Giá vàng hôm nay 12/8: Vàng tăng thêm hơn 200.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 12/8, giá vàng trong nước tăng nhẹ hơn 200.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng hôm nay 12/8, giá vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm từ 40.000 đồng/lượng đến 250.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng. Mức giảm này đã khiến giá bán vàng miếng SJC lùi dần về mốc 66 triệu đồng/lượng.

Tại SJC Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết giá vàng ở mức 66,20 triệu đồng/lượng mua vào và 67,22 triệu đồng/lượng bán ra. SJC Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết giá vàng mua vào ở ngưỡng tương tự; giá vàng bán ra ở ngưỡng 67,20 triệu đồng/lượng.

Tại Phú Quý SJC, giá vàng được điều chỉnh ở chiều mua vào và chiều bán ra quanh ngưỡng 66,10 triệu đồng/lượng mua vào; 67,10 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu là 66,22 triệu đồng/lượng mua vào và 67,09 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 51,80 - 52,15 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Vietinbank Gold đã được điều chỉnh lần lượt 66,20 triệu đồng/lượng mua vào và 67,22 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng hôm nay 6/8: Đồng loạt quay đầu giảm 300.000 đồng/lượng trong phiên cuối tuần

Giá vàng trong nước cập nhật lúc 5 giờ 00 sáng 12/8 như sau:

 

Chốt phiên ngày 12/8 (triệu đồng/lượng)

Chênh lệch (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

66,20

67,22

+200

+200

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

66,20

67,20

+200

+200

Tập đoàn Doji

66,10

67,10

+150

+150

Tập đoàn Phú Quý

66,10

67,10

+100

+100

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

66,20

67,20

+200

+200

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,20

67,20

+200

+200

Bảo Tín Minh Châu

66,22

67,09

+200

+100

Giá vàng hôm nay 12/8: Vàng tăng thêm hơn 200.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay

Trên thế giới, giá vàng đứng ở mức 1.787 USD/ounce, giá quý kim hôm nay có xu hướng giảm nhẹ khi tâm lý rủi ro của nhà đầu tư được thúc đẩy bởi dữ liệu lạm phát hạ nhiệt của Mỹ.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của nước này không thay đổi, sau khi tăng 1,3% trong tháng 6. Trong 12 tháng tính đến tháng 7/2022, chỉ số CPI của Mỹ tăng 8,5%, thấp hơn mức dự báo của các nhà kinh tế là 8,7% và thấp hơn mức tăng 9,1% của tháng 6.

Mức lạm phát của Mỹ tuy vẫn ở mức cao nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với các dự báo được đưa ra trước đó. Và nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI cốt lõi của Mỹ chỉ tăng 5,9% so với tháng 7/2021, thấp hơn mức dự báo 6,1%.

Bên cạnh đó, giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Năm (11/8), vì những phát biểu diều hâu về chính sách của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngay cả khi báo cáo cho thấy lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh. Lạm phát Mỹ hạ nhiệt đã làm giảm đáng kể khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, qua đó giảm tải áp lực về triển vọng kinh tế cũng như nguy cơ về một cuộc suy thoái. Điều này đã thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán, tiền ảo, khiến giá vàng hôm nay đi xuống.

Vàng vốn được tính bằng đồng USD có cơ hội bứt phá trở lại và có thể chinh phục lại ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Theo congthuong.vn