Giá cà phê hôm nay 1/11: Điều chỉnh tăng 100 đồng tại thị trường trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận dao động từ 40.400 – 41.000 đồng/kg. Giá cà phê chốt ngày cuối cùng của tháng 10 với một phiên điều chỉnh tăng sau một tuần có nhiều xáo trộn, khi cả hai sàn phái sinh duy trì xu hướng giảm gần như hết tuần và các quỹ hàng hóa và nhà đầu tư tiếp tục thanh lý vị thế.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận dao động từ 40.400 – 41.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đạt 41.100 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum cà phê nhân xô được thu mua với giá 41.000 đồng/kg. Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê

Giá cà phê trong nước giảm mạnh được cho là ảnh hưởng tiêu cực của giá cà phê thế giới giảm mạnh. Bên cạnh đó, tại các tỉnh Tây Nguyên, các hộ trồng cà phê đang chuẩn bị cho vụ mùa thu hoạch cà phê sắp tới. Tại một số huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai nhiều nông hộ đã bắt đầu thu hái bói cà phê chín.

Giá cà phê thế giới

Từ hôm nay 1/11, các thị trường chuyển sang giao dịch theo giờ mùa Đông; London từ 16h00 đến 0h30′ sáng; New York từ 16h15′ đến 1h30′ sáng (giờ Việt Nam).

Giá cà phê chốt ngày cuối cùng của tháng 10 với một phiên điều chỉnh tăng sau một tuần có nhiều xáo trộn, khi cả hai sàn phái sinh duy trì xu hướng giảm gần như hết tuần và các quỹ hàng hóa và nhà đầu tư tiếp tục thanh lý vị thế.

Kết thúc phiên giao dịch 30/10, Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 4 USD (0,22%), giao dịch tại 1.853 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 3 USD (0,16%), giao dịch tại 1.840 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 7,9 Cent (4,65%), giao dịch tại 177,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tặng 6,3 Cent/lb (3,76%), giao dịch tại 174,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ, góp phần ngăn chặn lạm phát vượt mức, đã khiến USDX đảo chiều bật tăng trong rổ tiền tệ mạnh. Điều này cũng chính là mối lo của nhiều chuyên gia kinh tế khi họ cho rằng một khi “đồng bạc xanh” quá mạnh sẽ khiến thị trường hàng hóa sụt giảm sức mua sẽ góp thêm phần làm suy thoái kinh tế thế giới. Đặc biệt là khả năng Fed sẽ còn nâng thêm lãi suất tiền tệ khiến lãi suất vốn vay tăng cao cũng không khuyến khích các Quỹ và đầu cơ rót vốn vào các thị trường hàng hóa.

Thị trường tài chính có một tuần biến động dữ dội. Hoạt động luân chuyển dòng vốn trên các sàn giao dịch, từ ngoại hối đến chứng khoán, đến các sàn hàng hóa thương phẩm, làm cho sóng chỗ này dâng cao, thì chỗ khác phải ngập chìm trong mất mát. Giá nhồi lên được tại sàn này thì lại sụp sâu ở sàn khác.

Giới kinh doanh tài chính đang đặt cược vào đợt tăng lãi suất với 75 điểm phần trăm cho lần thứ tư và tin đó là lần cuối cùng trước khi Fed nhẹ tay hơn. Đúng hay không thì phải đợi thêm vài ngày nữa khi Fed họp và bỏ phiếu.

Ngân hàng trung ương EU (ECB) trong tuần đã tăng lãi suất đồng Euro thêm 0,75%. Như vậy, từ 0% nay đã lên 1,5% chỉ trong hai lần quyết định. Còn tăng thêm, cũng mạnh như thế hay không, sẽ phụ thuộc vào báo cáo lạm phát toàn vùng sử dụng đồng Euro (Eurozone) vào đầu tuần này. Thị trường dự kiến tỷ lệ lạm phát tại EU vẫn là hai chữ số chứ chưa thể giảm.

Thế cuộc tài chính thay đổi chóng mặt, tâm lý nhà kinh doanh nghiêng về tiêu cực, bất định. Lại gặp chỉ số đồng USD lên lên xuống xuống, làm lung lay và suy yếu giá trị đồng nội tệ các nước sản xuất cà phê.