Độc đáo Tết Ngã rạ của người Cor ở Quảng Ngãi

Vào độ cuối tháng 10 âm lịch hàng năm, sau khi đã thu hoạch xong lúa, màu, người Cor ở Quảng Ngãi lại tưng bừng tổ chức Tết Ngã rạ.

Độc đáo Tết Ngã rạ của người Cor ở Quảng Ngãi Chia sẻ

 

người Cor
Độc đáo Tết Ngã rạ của người Cor ở Quảng Ngãi

Cũng như các dân tộc sống ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, Tết Ngã rạ là nét văn hóa độc đáo của người Cor ở Quảng Ngãi, phản ánh tín ngưỡng thờ thần Lúa.

dsc-3917.JPG
Tết Ngã rạ có tính chất như tổng kết một mùa lúa, tạ ơn thần linh và là dịp để mọi người gặp gỡ, vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả.
453009602fd0e98eb0c1.jpg
Già làng người Cor thực hiện nghi thức tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho dân làng làm ăn khấm khá, cuộc sống an lành.
dsc-3925.JPG
Dịp Tết Ngã rạ, người Cor còn tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi dân gian để gắn kết cộng đồng như thi giã gạo, làm bánh…
6d78e23ac48a02d45b9b.jpg
Bánh lá đót là một món ăn đặc trưng của người Cor.
a68d601606a6c0f899b7.jpg
Bánh được làm bằng gạo nếp, bọc bên ngoài bằng lá đót - loài cây mọc phổ biến ở vùng cao Quảng Ngãi.
dsc-3940.JPG
Bánh gói xong có hình như đầu mũi tên, bó thành cặp rồi mang nấu chín.
04fbaf388d884bd61299.jpg
Tại Quảng Ngãi, đồng bào dân tộc thiểu số Cor sinh sống chủ yếu ở huyện Trà Bồng và một phần nhỏ ở huyện Bình Sơn. Cộng đồng người Cor còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như trình diễn cồng chiêng, lễ ăn trâu, Tết Ngã rạ...
bce050b7e50723597a16.jpg
Làng Thọ An là nơi duy nhất ở huyện Bình Sơn có người Cor. Họ đến đây sinh sống, lập nghiệp cách đây hàng trăm năm trước, sau cuộc di cư từ 2 nhánh phía Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi).