Đập vỏ trứng bằng miệng bát, chuyên gia cảnh báo: Cực kỳ nguy hiểm!
Hầu hết mọi người đều quen với việc sử dụng miệng bát để đập trứng, cách này rất tiện lợi và nhanh chóng, bạn không cần phải lấy dao mà vẫn có thể lấy được lòng trắng và lòng đỏ của trứng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cách làm này có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia từ trang web nấu ăn "The Kitchn", khi một quả trứng bị nứt ở thành bát [khi bạn đập vỏ trứng vào miệng bát], những mảnh vỏ trứng nhỏ có thể rơi vào bát và mang theo vi khuẩn salmonella, làm nhiễm bẩn lòng trắng và lòng đỏ trứng. Nếu trứng không được nấu chín hoàn toàn sau đó, có thể xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.
Để giảm thiểu nguy cơ này, các chuyên gia khuyến cáo nên đập trứng trên bề mặt cứng, phẳng để tạo ra những vết nứt nhỏ trên vỏ trứng, sau đó cẩn thận tách vỏ trứng bằng tay để giảm nguy cơ các mảnh vỏ trứng và vi khuẩn lẫn vào lòng trắng và lòng đỏ trứng.
Chuyên gia về chất độc Zhao Mingwei (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết nếu vỏ trứng không được rửa sạch và chất lỏng bên trong trứng bị nhiễm bẩn có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc salmonella. Ngoài việc rửa tay trước khi đánh trứng, bạn cũng nên rửa sạch vỏ trứng và nấu chín trứng, nhiệt độ đun nóng ít nhất phải trên 71 độ C để tiêu diệt hết vi khuẩn salmonella.

Thông tin từ trang web chính thức của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi (Đài Loan, Trung Quốc) cũng cho thấy salmonella hiện diện rộng rãi trong thế giới động vật và thường lây nhiễm vào thực phẩm khi người, mèo, chó, gián, chuột.. ăn vào. Các vụ ngộ độc thực phẩm [cho người] do salmonella gây ra cũng rất phổ biến trên toàn thế giới, năm 2018 các bệnh do vi khuẩn salmonella gây ra chiếm khoảng 1/3 dân số thể giới, chủ yếu tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giải thích thêm rằng sau khi vô tình ăn phải vi khuẩn salmonella, cơ thể con người thường bị bệnh trong vòng 4 đến 48 giờ. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn, sau đó tự phục hồi, nhưng một số người có thể trở thành người mang mầm bệnh và 5% số người nhiễm bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Đối với bệnh viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn salmonella, FDA cho biết việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc bổ sung chất lỏng và chất điện giải, không cần sử dụng kháng sinh đặc biệt. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, người già, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu và các nhóm nguy cơ cao khác, nên cân nhắc điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng nếu sốt cao kéo dài hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.
Nguồn và ảnh: The Kitchn, ETToday
Gợi ý cho bạn
Xem thêm
Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-Power tại Việt Nam do nguy cơ tắt máy đột ngột

Thu hồi toàn bộ sản phẩm mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam

Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo - Hộp 1 tuýp 35g

Thu hồi kem mờ vết nám dưỡng da chống nắng nhãn hàng Sứ Tiên

Thái Nguyên: Phát hiện gần 2.400 sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn và mỹ phẩm nhập lậu
Check-in 8k bạn đọc
Xu hướng 8k bạn đọc

