Chuyên Gia Dự Báo Cổ Phiếu Ngân Hàng Có Thể Dậy Sóng Nhờ 3 Yếu Tố Này

Theo chuyên gia Fiingroup, cổ phiếu ngân hàng đang được thị trường định giá lại sau giai đoạn dài duy trì ở mức nền thấp là yếu tố hấp dẫn dòng tiền.

Sau một vài phiên "lặng sóng", cổ phiếu ngân hàng bất ngờ nổi sóng trở lại dẫn dắt đà tăng của thị trường phiên 20/3. Hàng loạt cổ phiếu vua đua nhau xanh tím, tâm điểm là BID, TCB, CTG, MBB khi trở thành trụ cứng đóng góp đáng kể vào đà tăng của chỉ số.

Dòng tiền cũng chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng giá trị khớp lệnh toàn ngành đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 82% so với phiên tước đó và là mức cao nhất trong 8 phiên.

photo-1710929799176-1710929799735821384006.png

 

Tại buổi hội thảo với chủ đề "Kinh tế hồi phục – Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường", bà Đỗ Hồng Vân – Đại diện Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam cho rằng có ba yếu tố hỗ trợ chính cho ngành ngân hàng trong năm 2024.

Thứ nhất, lợi nhuận năm 2024 được kỳ vọng sẽ tăng tốc từ mức nền thấp 2023 nhờ môi trường vĩ mô dần cải thiện. Lợi nhuận sau thuế ngành ngân hàng dự kiến sẽ tăng 12-15% trong năm 2024. Động lực chính bao gồm tín dụng tăng trưởng trở lại khi các hoạt động sản xuất kinh doanh dần hồi phục, NIM tiếp tục cải thiện nhờ chi phí vốn giảm và thu nhập ngoài lãi ổn định.

photo-1710929941599-17109299419941228570315.png

 

Mặt khác, cầu tín dụng dần hồi phụ, minh chứng là sau khi tăng đột biến trong quý 4/2023, dư nợ tín dụng giảm trong 2 tháng đầu năm nhưng tốc độ giảm của tháng 2 chậm lại đáng kể. Đáng chú ý, tín dụng tiêu dùng BĐS tăng trở lại. Ngoài ra, dư nợ tín dụng tăng lên ở một số lĩnh vực như phát triển hạ tầng, sản xuất công nghiệp, chế biến xuất khẩu,...

photo-1710929950423-1710929950608823101289.png

 

NIM sẽ tiếp tục cải thiện, nhưng có thể với tốc độ chậm. NIM toàn ngành quý 4/2023 đã có nhích nhẹ so với quý trước nhưng tốc độ phục hồi chậm vì hệ số LDR thuần giảm đáng kể từ đỉnh nhưng vẫn duy trì ở mức cao,dư địa hạ chi phí vốn không còn nhiều do mặt bằng lãi suất huy động hiện ở mức rất thấp.

photo-1710929958758-17109299588691316400005.png

 

Thứ hai, cổ phiếu ngân hàng đang được thị trường định giá lại sau giai đoạn dài duy trì ở mức nền thấp là yếu tố hấp dẫn dòng tiền. Nhiều cổ phiếu ngân hàng đang ở mức nền định giá thấp từ giai đoạn 2015 đến nay nên cơ hội tái định giá trong thời gian tới vẫn còn, đơn cử như TCB, VIB, ACB, HDB, MSB, TPB, SHB, VPB,...

photo-1710929970662-17109299707701426868695.png

 

"Những cổ phiếu trên được định giá thấp là bởi cổ phiếu ngân hàng hiện đang trong pha kỳ vọng và cần thêm nhiều tín hiệu xác nhận sự thay đổi nền tảng của ngân hàng. Dù vậy, trong khi một số ngành như thép, chứng khoán, hóa chất ở mức định giá cao, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang có mức định giá phù hợp, cộng thêm hoạt động kinh doanh cải thiện sẽ hấp dẫn được dòng tiền trong thời gian tới", bà Vân cho biết.

Thứ ba, câu chuyện riêng bao gồm kế hoạch chi trả cổ tức, phát hành tăng vốn của một số ngân hàng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chuyên gia FiinGroup lưu ý rằng áp lực trích lập dự phòng vẫn khá lớn. Tỷ lệ nợ xấu dù có giảm so với vùng đỉnh nhưng vẫn đang ở mức cao (1,9%), trong khi đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu (95%) ở vùng rất thấp so với giai đoạn trước.

photo-1710929985542-1710929985727681616099.png

 

Thêm vào đó, cổ phiếu ngân hàng hiện còn ít dư địa để thu hút vốn ngoại vì room không còn lớn, nên câu chuyện kỳ vọng dòng vốn ngoại chảy mạnh vào nhóm ngân hàng trước thềm nâng hạng là rất hạn chế.

Về tiêu chí lựa chọn cổ phiếu ngân hàng trong năm 2024, chuyên gi FiinGroup đưa ra hai sự lựa chọn. Đầu tiên, nhà đầu tư có thể lựa chọn những cổ phiếu có kỳ vọng lợi nhuận hồi phục và định giá hấp dẫn. Mặt khác, những ngân hàng có kế hoạch bán vốn, thuộc top nắm giữ của quỹ ngoại cũng là sự lựa chọn hấp dẫn.

 

Theo Cafef