Tiến sĩ Kamna Chhiber, nhà tâm lý học lâm sàng, Trưởng khoa Sức khỏe tâm thần và Khoa học hành vi, tại Bệnh viện Fortis Healthcare (Ấn Độ) - cho biết, có những thời điểm bạn sẽ cảm thấy công việc trong ngày đặc biệt bận rộn và căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung, chú ý tối đa mới có thể hoàn thành.
Tuy nhiên, khi tâm trạng xấu, cáu kỉnh và chán nản có thể trở thành các trở ngại trong quá trình làm việc của bạn.
Tiến sĩ Kamna Chhiber tư vấn rằng, có một số cách hữu ích có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chán nản này:
Tìm nguyên nhân
Xem xét nguyên nhân thực sự của sự chán nản trong công việc đến từ đâu. Liệu đây có phải không việc yêu thích của bạn?
Công việc này có phù hợp với trình độ và kỹ năng bạn hiện có hay không? Bản thân bạn đã nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc hay chưa? Việc kiểm điểm lại bản thân và thiết lập lại mục tiêu nghề nghiệp sẽ cho bạn một hướng đi mới tràn đầy hứng khởi và động lực.
Làm thêm chút việc mình thích
Bạn có thể làm thêm các công việc yêu thích khác ngoài công việc chính. Việc đa dạng hóa các công việc trong một ngày có thể khiến cho bạn không còn cảm thấy nhàm chán, mà ngược lại còn cảm thấy thích thú và vui vẻ.
Bình tĩnh lại nhờ thực hiện một hoạt động ngắn
Hãy ghi nhớ những hoạt động thường giúp bạn bình tĩnh lại. Có thể là nghe hoặc hát một bản nhạc cụ thể, một thứ gì đó bạn thích đọc hay một cuộc đi bộ ngắn và thậm chí áp dụng các bài tập thở. Các hoạt động này giúp bạn cảm thấy thư giãn và cải thiện tâm trạng một cách tích cực hơn.
Tự hỏi bản thân
Tâm trạng xao nhãng khiến công việc không hiệu quả và bạn cần tự nhắc nhở mình bằng cách đặt ra những câu hỏi như: "Điều này có thực sự quan trọng không?", "Nó thực sự có thể thay đổi quỹ đạo cuộc sống của tôi?", "Đây đã phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong ngày hôm nay hay chưa?".
Củng cố bản thân bằng những điều tích cực
Hãy nghĩ đến những điều bạn đã hoàn thành và những điều tốt đẹp đã đến với bạn trong suốt thời gian qua. Nhớ lại những kết quả tích cực này sẽ cho phép bạn xây dựng một tâm trạng cân bằng hơn.
Một cuộc trò chuyện nhanh
Hãy xây dựng mối quan hệ tốt tại nơi làm việc. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có những người bạn trong tổ chức nơi bạn làm việc. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Họ không chỉ đóng vai trò là người lắng nghe mà còn có thể giúp bạn làm dịu tình hình, nhìn nhận tình hình từ một góc độ khác hoặc đưa ra các giải pháp hiệu quả.