Uống cà phê khi mang thai có lợi cho não bộ của bé không?

Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ thứ gì người mẹ tiêu thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé.
Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ thứ gì người mẹ tiêu thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Đồ hoạ: Thiện Nhân
Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ thứ gì người mẹ tiêu thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Đồ hoạ: Thiện Nhân

Tác động của caffeine đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh

Tiến sĩ Sadhna Singhal Vishnoi, Cố vấn cấp cao – Sản phụ khoa, Tập đoàn Bệnh viện Cloudnine, New Delhi (Ấn Độ) - cho biết: “Uống quá nhiều caffeine trong thời kỳ mang thai có khả năng gây trở ngại cho sự phát triển não bộ của em bé, dẫn đến lo ngại về kết quả nhận thức và hành vi trong tương lai".

Uống lượng caffeine quá nhiều có thể phá vỡ các mạch não, dẫn đến các thách thức tiềm ẩn về nhận thức và hành vi. Trẻ em tiếp xúc với lượng caffeine cao khi còn ở trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn chú ý và tăng động cao hơn.

Tuy nhiên, tiêu thụ vừa phải, được định nghĩa là ít hơn 200 milligram mỗi ngày sẽ không gây rủi ro đáng kể đến sự phát triển cho não bộ của trẻ. Sự khác biệt giữa lượng caffeine vừa phải và quá mức là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

Những tác dụng khác của caffeine trong thai kỳ

Ngoài sự phát triển của não, caffeine còn có những tác động tiềm tàng khác đến thai kỳ. Uống quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân. Caffeine đi qua nhau thai cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và giấc ngủ của em bé.

Kết luận

Tiến sĩ Sadhna Singhal Vishnoi nhấn mạnh: “Trong khi lượng caffeine quá nhiều có thể gây nguy cơ cho sự phát triển não bộ của em bé, thì lượng caffeine tiêu thụ vừa phải (dưới 200 miligam mỗi ngày) được coi là an toàn cho hầu hết phụ nữ”.

Với chế đồng ăn uống và sự hướng dẫn của các bác sĩ, các bà mẹ bầu có thể cân bằng giữa việc thưởng thức cà phê và bảo vệ sự phát triển của em bé.