Tạm giữ hơn 20.000 sản phẩm vi phạm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mỹ phẩm CRYO

Đội Quản lý thị trường số 12 vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ 20.586 đơn vị sản phẩm (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế và đồ gia dụng) không có hóa đơn chứng từ.

Mới đây, Đội QLTT số 12 (Cục QLTT TP. HCM) phối hợp Đội 7 - Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (CATPHCM); Công an Phường Đông Hưng Thuận (Quận 12 và Công an Phường 10 (Quận Gò Vấp) kiểm tra đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mỹ phẩm CRYO tại các địa chỉ số 7, số 22 và 110 Đường số 6, khu dân cư CityLand Park Hill (Phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM) và số 46 đường Đông Hưng Thuận 21 (phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM).

Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 12 đã tạm giữ 20.586 đơn vị sản phẩm (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế và đồ gia dụng) tổng trị giá hàng hoá hơn 2.5 tỷ đồng không hoá đơn chứng từ, vi phạm quy định về nhãn hàng hoá, không hồ sơ công bố mỹ phẩm, thực phẩm theo quy định do Trung Quốc, Nhật, Úc, Đúc, Hàn Quốc …

Các sản phẩm bao gồm: Bông tẩy trang, khăn giấy vệ sinh, mặt nạ, lăn mắt chống nhăn, dầu gội, nước dưỡng da mặt, kem dưỡng trắng da toàn thân, bột cam, thạch thải mở, nước sâm, máy đo nồng độ oxy trong máu, kem đánh răng, sữa tắm, sữa bột, bánh, táo khô, nấm đông trùng hạ thảo, xịt họng khử khuẩn, nước tinh chất nghệ, nhuỵ hoa nghệ tây và đai nịt bụng. Vụ việc đang được Đội Quản lý thị trường số 12 tiếp tục làm rõ.

Đoàn kiểm tra đang kiểm đến số lượng sản phẩm vi phạm.

Trên thị trường hiện nay có nhiều mặt hàng kinh doanh đủ các loại, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng có nhãn mác rõ ràng. Các mặt hàng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của xã hội, đây là một trong những vấn đề gây bức xúc trong đời sống của xã hội. Bởi hành vi này ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng với sự minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất.

Khi hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu mà không có hóa đơn, chứng từ chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ và nguồn gốc ra sao sẽ bị xử phạt theo đúng quy định về hàng chính tùy theo số lượng và giá trị hàng hóa.

Theo Nghị định của Chính phủ năm 185/2013 tại Điều 21 nêu rõ mức xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với những hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng với số tiền phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Với trường hợp kinh doanh hàng hóa không có xuất xứ; và nguồn gốc: Các bao bì, nhãn mặt hàng, sản phẩm có chữ viết, hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng, dấu hiệu hay thông tin; khác sai sự thật, khiến chủ quyền quốc gia nhầm lẫn, ảnh hưởng đến truyền thống lịch sử; hoặc nguy hại đến đạo sức lối sống, bản sắc văn hóa, trận tự an toàn xã hội; hay đoàn kết dân tộc sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng; với hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, các trường hợp; bị phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu các phương tiện; là máy móc, công cụ hay một số vật khác được các đối tượng; đó sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên; hoặc với hành vi vi phạm quy định sẽ tịch thu các tang vật.

Theo Vietq.vn