Những Yếu Tố Gây Ung Thư Phổ Biến

Khoảng 20% trường hợp ung thư được chứng minh có liên quan đến các tác nhân truyền nhiễm như virus HPV, HP hay viêm gan B.

Theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ, 13% ca ung thư trên toàn thế giới có liên quan đến nhiễm trùng. Con số này thậm chí có thể lên tới 20%, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Tiến sĩ Mikkael A. Sekeres, Trưởng khoa Huyết học, Trung tâm Ung thư Sylvester, Đại học Miami (Mỹ), phân tích các tác nhân truyền nhiễm liên quan đến ung thư bao gồm: Vi khuẩn, chẳng hạn Helicobacter pylori (H. pylori); Virus, chẳng hạn virus papillomavirus (HPV); Virus Epstein-Barr (EBV); Viêm gan B và C.

Điều đáng lưu ý là chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ người nhiễm virus này phát triển thành ung thư.

Dưới đây là những điều cần biết về các tác nhân gây ung thư phổ biến và điều cần làm để giảm nguy cơ.

Vi khuẩn H. pylori

H.pylori có thể gây nhiễm trùng dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non), dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Virus có thể truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết nôn hoặc phân, qua nước hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn.

2648-nhung-yeu-to-gay-ung-thu-pho-bien-02_6717a67d1fb4c.jpg ung thư

Với khả năng lây truyền dễ dàng, H. pylori gây bệnh cho hơn một nửa dân số thế giới, dù chỉ khoảng 30% người bị có triệu chứng.

Những người bị nhiễm H. pylori mạn tính có nguy cơ mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư bạch huyết dạ dày cao hơn. Mỗi năm, hơn 800.000 trường hợp ung thư được cho là do nhiễm trùng này trên toàn cầu.

Mọi người có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm H. pylori bằng cách rửa tay thường xuyên, có thói quen ăn chín uống sôi.

Virus gây u nhú ở người (HPV) - tiềm ẩn gây ung thư

HPV là virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể ảnh hưởng đến vùng sinh dục, da và họng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khoảng 20 năm trước, ước tính hàng năm có khoảng 14 triệu ca nhiễm HPV mới ở nước này. Số ca nhiễm HPV ước tính đã giảm hơn 70% ở phái nữ 14-24 tuổi nhờ tiêm vaccine.

Hàng năm, gần 700.000 trường hợp ung thư trên toàn thế giới được cho là do HPV, bao gồm ung thư cổ tử cung, hậu môn, vùng sinh dục, hầu họng và đầu cổ.

Người nhiễm HPV có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn ở những người có nhiễm trùng kéo dài.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các loại HPV phổ biến nhất là tiêm chủng, với 2 liều vaccine được khuyến nghị cho trẻ em ở tuổi 11 hoặc 12, sớm nhất là 9 tuổi

Virus Epstein-Barr

Virus Epstein-Barr (EBV) gây ra hơn 150.000 trường hợp ung thư hạch và ung thư vùng đầu cổ trên toàn cầu mỗi năm. EBV lây truyền qua dịch cơ thể, thường là nước bọt, thường gọi là "bệnh hôn" vì có khả năng lây truyền qua nụ hôn rất lớn.

Ước tính khoảng 90% dân số mang EBV. Dù mọi người đã thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa lây truyền như tránh xa người bệnh, vệ sinh tay hay không chia sẻ đồ ăn, việc nhiễm virus này là điều gần như không thể tránh khỏi.

2649-nhung-yeu-to-gay-ung-thu-pho-bien-01_6717a684731db.jpg

Đa số người nhiễm EBV sẽ không phát triển ung thư. Những người có nguy cơ mắc ung thư liên quan đến EBV cao hơn bao gồm những trường hợp bị suy giảm miễn dịch sau khi ghép tạng hoặc bệnh nhân nhiễm HIV.

Viêm gan B và viêm gan C

Nhiễm viêm gan B và C là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư gan trên toàn thế giới với hơn 500.000 ca mắc mới mỗi năm.

Cả hai virus đều có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, máu hoặc tiêm chích chung kiêm tiêm. Ước tính, thế giới có hơn 250 triệu người đang phải sống chung với viêm gan B. Trong khi khi đó, 50 triệu người cũng đang mắc viêm gan C mạn tính.

Giống như virus HPV, viêm gan B có thể được ngăn ngừa bằng một loạt vaccine gồm 2 hoặc 3 mũi tiêm cho trẻ em, người lớn tuổi. Viêm gan B mạn tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Virus viêm gan C không có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, một loại thuốc kháng virus đã có thể chữa khỏi viêm gan C mạn tính 95% thời gian, chỉ với một liệu trình 8-12 tuần.

Một nghiên cứu về hơn 240.000 người mắc viêm gan C mạn tính cũng cho thấy việc điều trị bằng thuốc kháng virus đã giảm tỷ lệ ung thư gan xuống hơn một nửa.

 

Theo Dân Việt