Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Ngập trong sắc đỏ, dầu thô giảm gần 3 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 16/11, thị trường thế giới ngập trong sắc đỏ, 2 điểm chuẩn giá dầu giảm gần 3 USD/thùng do lo ngại nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ giảm.

Giá xăng dầu thế giới

Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 16/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm mạnh 2.81 USD, xuống mức 85.36 USD/thùng, giá dầu Brent giảm mạnh 2.6, còn 92.54 USD/thùng.

Giá dầu giảm gần 3 USD/thùng khi các trường hợp COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Các nhà phân tích cho biết, việc phong tỏa và số ca nhiễm tăng cao tiếp tục là rủi ro giảm giá chính.

giá xăng dầu
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 16/11 (theo giờ Việt Nam)

Ngân hàng đầu tư JPMorgan đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế hàng quý và cả năm ở Trung Quốc vào thứ Ba do các hạn chế COVID đang diễn ra của nước này.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2022 lần thứ 5 kể từ tháng 4, và viện dẫn do những thách thức kinh tế gia tăng bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung khan hiếm trong mùa đông này đang tiếp tục nâng đỡ giá dầu. EU sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu của Nga từ ngày 5/2/2023, tước đi nguồn thu từ dầu mỏ của Nga và buộc một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới phải tìm kiếm thị trường thay thế.

gia-xang-dau-hom-nay-1611-ngap-trong-sac-do-dau-tho-giam-gan-3-usdthung-20221115212649.png?rt=20221115212837
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 16/11 (theo giờ Việt Nam)

Trong tình hình khả quan hơn, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 300.000 thùng trong tuần tính đến ngày 11/11.

Mặt khác, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu của Nga sẽ giảm 1,4 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm tới sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển của Liên minh Châu Âu có hiệu lực.

Cơ quan năng lượng có trụ sở tại Paris cho biết, trong báo cáo dầu hàng tháng của mình rằng động thái cắt giảm doanh thu của Moscow sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn cho thị trường dầu mỏ và gây thêm áp lực lên giá, bao gồm cả dầu diesel.

Ngoài ra, một kế hoạch của G7, nhằm bổ sung cho lệnh cấm vận của EU, sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển giúp xuất khẩu dầu của Nga, nhưng chỉ với mức giá thấp bắt buộc. Kế hoạch này cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.

gia-xang-dau-hom-nay-1611-ngap-trong-sac-do-dau-tho-giam-gan-3-usdthung-20221115212650.png?rt=20221115212936
Một máy bơm dầu bên ngoài Saint-Fiacre, gần Paris, Pháp (nguồn: Reuters)

Điều này có nghĩa là EU sẽ cần thay thế 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và 1,1 triệu thùng sản phẩm dầu mỗi ngày, dầu diesel đặc biệt khan hiếm và đắt đỏ với giá cao hơn 70% so với thời điểm này năm ngoái, góp phần thúc đẩy lạm phát toàn cầu, IEA cho biết.

IEA dự báo rằng, triển vọng kinh tế ảm đạm sẽ khiến mức sử dụng dầu toàn cầu giảm gần 1/4 triệu thùng/ngày (bpd) trong quý 4 năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng trưởng nhu cầu chậm lại còn 1,6 triệu bpd vào năm 2023 từ 2,1 triệu bpd trong năm nay.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 16/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, giá xăng giá xăng E5 RON 92 tăng 838 đồng/lít, lên 22.711 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.111 đồng/lít, lên 23.867 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng lên 24.747 đồng/lít; dầu diesel giảm 87 đồng/lít xuống 24.983 đồng/lít; dầu mazut tăng 678 đồng/kg lên 14.760 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ Tài chính – Công Thương ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg, không trích lập với dầu diesel và dầu hỏa.