Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với mặt hàng lúa Đài thơm 8 và OM 18. Cụ thể, tại An Giang, lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 6.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Với các mặt hàng lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi 5.900 – 6.000 đồng/kg, nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục duy trì ổn định ở mức 8.650 – 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 – 8.550 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay tăng 50 - 100 đồng/kg |
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, lượng gạo hôm nay về ít hơn, các kho mua chậm, lựa mặt gạo. Thị trường lúa hè thu duy trì ổn định, song giao dịch ít hơn.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn; gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, hàng năm lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Gạo Việt đã có mặt trên 150 quốc gia, nhưng châu Á vẫn là thị trường chính. Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế, một phần nhờ các FTA đã ký kết giúp gạo Việt được biết đến nhiều hơn, thị trường dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản.
Theo congthuong.vn