Ăn chay khoa học để có cơ thể khỏe mạnh

Ăn chay là tốt nhưng nếu ăn chay một cách không khoa học thì chưa chắc cơ thể của bạn đã khỏe mạnh như bạn mong muốn.

Ăn chay đang ngày càng được phổ biến rộng rãi một cách tích cực với những lợi ích tốt đẹp mà nó đem lại. Càng ngày việc ăn chay không chỉ còn là chế độ ăn uống chỉ dành cho người lớn tuổi, người cần trị bệnh hay người đang theo một tôn giáo nào đó nữa, ăn chay đã và đang được ngay cả những người trẻ tuổi, khỏe mạnh theo đuổi như một phương pháp thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe và gìn giữ sắc vóc.

Ăn chay đem lại những lại lợi ích gì?

Ăn chay trở thành một chế độ ăn uống phổ biến đến mức chỉ cần ăn chay thì chúng ta cũng có thể hiểu rằng đa số những người ăn chay đều chỉ tập trung ăn rau xanh, củ quả, trái cây và các loại hạt còn những thực phẩm có nguồn gốc động vật thì gần như hoàn toàn được lược bỏ.

Chính bởi vậy, cơ thể chúng ta được cắt giảm lượng lớn calo và chất béo được dung nạp vào cơ thể, cùng theo đó là ngăn ngừa được cholesterol tích tụ ở thành động mạch. Ngược lại, việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ quả hơn lại cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin (B, C, E..), chất xơ và các khoáng chất cần thiết hơn. Dưới đây sẽ là lợi ích nổi bật nhất mà việc ăn chay có thể đem lại cho chúng ta:

1. Ăn chay hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa nguy cơ béo phì

Một chế độ ăn uống thông thường gồm cả thịt cá, hải sản và rau củ và lười vận động làm cho năng lượng calo và chất béo được dung nạp và tích tụ nhiều nhưng được giải phóng ít hoặc thậm chí là gần như không được giải phóng. Điều này gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát và dẫn đến béo phì.

Trong khi đó, một người ăn chay thì gần như đã loại trừ hết nguồn cung calo và chất béo thường có trong các món ăn chiên, rán, các loại thức ăn nhanh , đồ ngọt và thịt mỡ. Thay vào đó, ăn chay tập trung vào các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều vitamin như các loại rau xanh, ngũ cốc và các loại hạt.

Kết hợp với một chế độ tập luyện khoa học như tập thể hình, gym, aerobics… thì việc ăn chay không chỉ giúp giảm cân giữ dáng, ngừa béo phì mà còn làm cho cơ thể tiêu tán hết lượng mỡ dư thừa, tăng cơ bắp và dẻo dai hơn.

2. Ăn chay giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Khi nghiên cứu về các bệnh ung thư trên hơn 60.000 người dân Mỹ trong vòng 20 năm, các chuyên gia đã kết luận nguy cơ mắc các bệnh ung thư đã giảm tới 11% ở những người áp dụng chế độ ăn chay.

Điều này là dễ hiểu bởi trong chế độ ăn chay, các vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho sức khỏe được bổ sung nhiều hơn do người ăn chay tích cực ăn rau xanh, trái cây, củ quả hơn. Từ đó, cơ thể nhận được những chất hỗ trợ chống oxy hóa và ung thư như sulforaphane, selenium, vitamin C, E…

3. Ăn chay giảm lượng cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong nhóm thịt động vật thì nhóm thịt đỏ, trứng và sữa là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, khi sử dụng thường xuyên hoặc nhiều những thực phẩm này thì sẽ làm tích tụ lượng cholesterol lên thành động mạch. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng nhồi máu cơ tim, suy tim...

Ngược lại, chế độ ăn chay với nhiều rau củ, các loại trái cây và hạt có chứa nhiều chất xơ, giúp trung hòa và đào thải lượng cholesterol dư thừa. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn động mạch gây nên một số biến chứng nguy hiểm, giảm lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.

4. Ăn chay giúp tránh mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh rất dễ mắc phải dù ở lứa tuổi nào. Lựa chọn ăn chay, bạn đã chủ động kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu thay thế 100% lượng calo động vật bằng calo từ thực vật thì có thể làm giảm đến 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýt 2 nhờ vào việc giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn chay khoa học là gì và ăn chay khoa học như thế nào cho đúng?

1. Ăn chay khoa học là gì?

Không thể phủ nhận rằng, theo đuổi ăn chay là một lựa chọn sáng suốt với mục đích bảo vệ sức khỏe và có một cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng có một sự thật đó là những người ăn chay cũng có nguy cơ thiếu chất và suy dinh dưỡng rất lớn.

Khi chính bản thân chúng ta không biết cơ thể mình đang thiếu gì và cần gì mà quyết định ăn chay khi không hiểu rõ về bản chất của chế độ ăn chay đó hoặc chọn ăn chay theo “phong trào” thì bạn có thể đang lơ là trong việc đảm bảo ổn định các dưỡng chất và khoáng chất cần thiết thông qua các bữa ăn chay của mình.

Nhóm thực phẩm chuyên cung cấp protein và axit béo omega-3 là các loại thịt và hải sản đã bị cắt bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng khi bạn ăn chay đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ nhận được ít các dưỡng chất cần thiết hơn. Chưa kể đến, nếu các hoạt động thường nhật cần sử dụng nhiều năng lượng thì cũng có thể năng lượng được cung cấp không đủ cho năng lượng cần phải tiêu hao để duy trì hoạt động sống. Khi đó cơ thể của bạn cũng rơi vào trạng thái thiếu chất, mệt mỏi và gặp một số những biểu hiện như : thiếu máu, đau đầu, đãng trí, loãng xương…

Như vậy, ăn chay về bản chất là tốt nhưng ăn chay không đúng cách sẽ bị phản tác dụng. Đó là lý do chúng ta cần phải nghiên cứu chế độ dinh dưỡng để dù cắt giảm thịt và hải sản, trứng, sữa… nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất trọng yếu cho cơ thể, không bị mệt mỏi, các hoạt động sống được duy trì ổn định mới thực sự là một chế độ ăn chay khoa học.

2. Làm thế nào để ăn chay khoa học?

Muốn ăn chay khoa học, trước hết chúng ta cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải biết rõ nên ăn gì và không nên ăn gì. Dưới đây là những nhóm thực phẩm được khuyên dùng và nên tránh để giúp cho bạn có một chế độ ăn chay khoa học:

a. Ăn chay khoa học nên ăn những thực phẩm sau:

· Trái cây: Táo, chuối, quả mọng, cam, dưa, lê, đào

· Các loại rau đặc biệt là rau có màu xanh sẫm: Măng tây, bông cải xanh (súp lơ), cải xoăn, cải kale, rau ngót Nhật…và các loại quả có màu cam đỏ như cà chua, cà rốt

· Các loại ngũ cốc: Quinoa, lúa mạch, kiều mạch, gạo lứt, yến mạch

· Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành

· Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt dẻ…

· Chất béo lành mạnh: Dầu dừa, dầu ô liu, bơ thực vật…

b. Ăn chay khoa học nên tránh những thực phẩm sau:

· Thịt: Thịt bò, thịt bê và thịt lợn

· Gia cầm: Gà và gà tây

· Các loại hải sản như: các loại cá, tôm, cua, ngao, sò, ốc…

· Trứng

· Các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm động vật khác

Bên canh đó, chúng ta đừng quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng của cơ thể cũng như để hiểu cơ thể của mình và có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. Đối với những dưỡng chất, khoáng chất thiết yếu hàng đầu của cơ thể như vitamin B12, Omega-3, Canxi, Sắt, Kẽm… luôn dùng để duy trì cơ thể khỏe mạnh và phục vụ cho hoạt động sống thường ngày mà chỉ được cung cấp qua đường dinh dưỡng hàng ngày thì chúng ta nên bổ sung một cách hợp lý và khoa học thông qua sự trợ giúp của các sản phẩm bổ trợ.

Đối với những người ăn chay thì việc lựa chọn các sản phẩm viên uống bổ sung có nguồn gốc thuần chay là điều vô cùng hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua sự tư vấn của các chuyên gia, sử dụng một liều lượng đúng và đủ cùng cách sử dụng khoa học, không những các dưỡng chất thiết yếu được bổ sung phù hợp với từng thể trạng mà còn nhanh chóng và kịp thời.

Chính vì thế kể cả những người ăn chay đang có vấn đề về sức khỏe thì càng cần cân nhắc sử dụng sản phẩm bổ trợ vì nó sẽ hỗ trợ giảm nhanh các chứng bệnh đang gặp phải và hồi phục sớm hơn. Dưới đây là một số những sản phẩm viên uống thuần chay giúp bổ sung từng loại khoáng chất cần thiết được các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu khuyên dùng:

Một số sản phẩm bổ sung khoáng chất cần thiết cho người ăn chay.

 

- Viên uống bổ sung Vitamin B12: https://veganhealth.com.vn/san-pham/veghealth-oveggies-iron-and-b12/

- Viên uống bổ sung Calcium: https://veganhealth.com.vn/san-pham/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-canxi-thuan-chay-calcium-plus/

- Viên uống bổ não: https://veganhealth.com.vn/san-pham/plan-based-ginko-3000-extra-strength/

Lời kết

Một chế độ ăn chay khoa học cần cân bằng bổ sung một số thực phẩm bổ dưỡng như ngũ cốc, chất béo lành mạnh và protein từ thực vật cũng như nên lưu tâm đến một vài chất dinh dưỡng quan trọng mà người ăn chay thường xuyên thiếu hụt và nhanh chóng bổ sung bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Bằng cách đó bạn đang giúp hoàn thiện chế độ ăn chay của mình bằng một loạt các thực phẩm lành mạnh và giảm thiểu những mặt trái của chế độ ăn này.