Trong dân gian từ lâu đã có nhiều bài thuốc với nguyên liệu thiên nhiên có công dụng chữa trị nhiều chứng bệnh. Với gia đình có người bị ho, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc từ thiên nhiên. Cùng Facetoface điểm qua những loại thảo dược chữa ho cực hiệu quả nhé!
Ho khan hoặc ho có đờm thường gặp khi thay đổi thời tiết hoặc do bệnh lý nào đó. Để trị ho, cần tập trung vào mục tiêu giảm kích ứng ở cổ họng. Bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền thuốc nhờ vào những loại thảo dược chữa ho có trong tự nhiên. Hoặc tự điều trị tài nhà bằng cách ngâm nước muối, xông hơi hoặc sử dụng các loại thảo dược chữa ho có thể mua ngay ngoài chợ.
Lá kinh giới làm thảo dược chưa ho hiệu quả
Trong y học cổ truyền, lá kinh giới được ứng dụng nhiều như một bài thuốc giúp cải thiện sức khỏe và khắc phục nhiều chứng bệnh. Kinh giới có có thành phần nguồn gốc thực vật có tác dụng chữa viên (chất phytochemica), đây là chất giúp hạn chế hoặc chữa ho do viêm phế quản, hen suyễn, ho gà hoặc cảm lạnh. Các sử dụng loại thảo dược chữa ho này cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần phơi khô lá kinh giới, sau đó dùng dùng khoảng 3 đến 4 muỗng cà phê kinh giới khô với 200ml nước nóng (3-4 lần/ ngày). Trong ẩm thực, người ta cũng ăn kèm rau kinh giới với các món cuốn, món gỏi hoặc bún…
Củ nghệ - Bài thảo dược chữa ho dân gian
Curcumin có trong củ nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng virus tốt. Bạn có thể sử dụng chúng để làm giảm các chứng bệnh liên quan đến hô hấp. Nghệ là một bài thảo dược chữa ho dân gian và giảm các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn. Nhưng người sử dụng cần lưu ý đến liều lượng và tần suất sử dụng nghệ để chưa bệnh nhé. Nếu bị lạm dụng quá nhiều, chúng có thể gây ra buồn nôn, đau bụng hoặc nghiêm trọng hơn là tiêu chảy.
Mật ong với tác dụng chưa ho
Mật ong nguyên chất được ứng dụng không chỉ trong ẩm thực hay pha chế đồ uống. Bản thân mật ong nguyên chất cũng có công dụng giảm ho và là một bài thuốc thảo dược chữa ho được sử dụng trong dân gian. Đặc tính tự nhiên của mật ong là khả năng giảm kích ứng ở cổ họng. Ngoài ra, người ta cũng dùng mật ong để làm dịu các bệnh nhiễm trung hoặc nhiễm khuẩn. Với các bạn nhỏ thì mật ong lành tính và dễ dung nạp với trẻ trên một tuổi.
Vị của mật ong không hề khó uống, vì vậy bạn có thể pha mật ong nguyên chất với nước ấm hoặc thêm vào trà để uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị tiểu đường hoặc có vấn đề với lượng đường trong máu, không nên sử dụng mật ong để trị ho đâu nhé.
Rễ cây cảm thảo làm dịu cổ họng
Trong nhiều đơn thuốc cổ truyền, rễ cây cam thảo được góp mặt vì công dụng giảm đâu, tiêu đờm và giảm ho. Bạn có thể mua rễ cam thảo tại các cửa hàng bán thuốc Đông y hoặc mua tại các chợ lớn. Cách sử dụng rễ cam thảo chưa ho không quá phức tạp.
Bạn có thể pha 2 thìa canh cam thảo không trong nước ấm khoảng 5 đến 10 phút. Sau thời gian hãm trà cam thảo, có thể sử dụng uống như trà thông thường. Dù cảm thảo không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào, những bạn không nên lạm dụng trà rễ cam thảo quá nhiều. Vì lạm dụng rễ cam thảo có khả năng làm bạn mệt mỏi, đau đầu hoặc tăng huyết áp hay kinh nguyệt không đều với phụ nữ.
Sử dụng tỏi như thảo dược chữa ho
Theo các nghiên cứu khoa học, bên trong tỏi có chất allium sativum. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và khả năng chống viêm nhẹ. Với triệu chứng ho do cảm lạnh thông thường, tỏi có tác dụng rõ rệt trong giảm ho cho người bệnh. Bên cạnh khả năng giảm ho, người sử dụng tỏi thường xuyên sẽ được tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
Củ gừng cải thiện tình trạng ho khô
Gừng có chất oxi hóa mạnh và giúp tăng chất kháng sinh tự nhiên trong cơ thể. Nhờ vào đề kháng trong cơ thể, bạn có thể chống chịu được nhiều bệnh lý hoặc nhiễm trùng, các bệnh viêm… Gừng còn có thành phần kẽm và kali giúp tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể.
Củ gừng cũng được dùng để cải thiện triệu chứng đau bụng và buôn nôn. Để giảm ho, gừng khắc phụ bằng các thư giãn cơ trơn của đường hô hấp, từ đó ngăn chặn phản xạ ho. Nếu ăn trực tiếp gừng thì sẽ khó ăn, bạn có thể chế biến gừng theo nhiều cách. Ví dụ như pha gừng làm trà trong nước ấm hoặc bổ sung vào chè đỗ đen, làm kẹo gừng hoặc cho vào các món xào, món canh.
Kết luận
Ngoài những thảo dược đã được Facetoface liệt kê ở trên, bạn có thể chữa ho khan nhẹ bằng cách dùng máy tạo độ ẩm, uống nhiều nước hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm ho. Việc ngủ đúng tư thế có thể giúp giảm chất nhầy trong cổ họng và hạn chế được triệu chứng ho. Nếu xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, duy trì tập luyện thể dục thì sẽ tăng sức để kháng của cơ thể và giảm sự nghiêm trọng của các chứng bệnh.