Chỉ tráng bát mà không rửa
Việc tráng bát sau khi rửa bằng dung dịch rửa bát chuyên dụng là một khâu khá quan trọng. Tuy nhiên nhiều người lại không coi trọng vấn đề này và chỉ tráng bát sao cho hết bọt là được. Với những cách làm này hóa chất trong nước rửa nếu không rửa thật kĩ chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt nếu chỉ tráng sơ qua.
Không phải cứ hết bọt là bát đĩa đã sạch xà phòng mà chúng ta nên tráng đi lại nhiều lần cho sạch. Vì thế, ngoài tráng sạch bằng nước lạnh, bạn nên tráng bằng nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa.
Lấy nhiều nước rửa bát trong một lần rửa
Nhiều người nghĩ rằng cho nhiều nước rửa bát vào thì rửa mới sạch. Nhưng thực tế, việc cho quá nhiều nước rửa bát khiến bát đĩa khó rửa sạch hơn. Chỉ cần cho một lượng vừa đủ và tạo bọt đủ để rửa trôi vết bẩn.
Ngâm bát đĩa quá lâu trong nước rửa bát
Sau khi ăn hoặc nấu xong một số các vết bẩn bám vào bát đĩa nên nhiều người thường ngâm bát đĩa với nước rửa bát để khi rửa được sạch hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất nên rửa bát ngay sau khi ăn xong. Làm như vậy, bát đĩa vừa sạch sẽ và dễ lau chùi hơn.
Dùng xà phòng, bột giặt thay thế
Nhiều gia đình ở nông thôn thường tiết kiệm và dùng xà phòng, bột giặt để rửa bát. Việc làm này gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì khi sử dụng những hóa chất tẩy rửa khác để rửa bát đĩa nếu không rửa kĩ, về lâu dài sẽ bị những bệnh tiềm ẩn như: viêm gan, dạ dày, túi mật và giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa
Việc đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa sẽ làm việc rửa khó khăn hơn và về lâu về dài thức ăn bị dính hóa chất, ngấm vào cơ thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh tiềm ẩn. Để tiết kiệm nước rửa bát và nước sạch nhưng vẫn đảm bảo bát đĩa sạch thì nên dùng miếng tạo bọt.
Sau khi rửa sạch, thường có thói quen xếp bát đũa vào tủ và đóng chặt lại để tránh bụi bẩn, côn trùng. Nhưng môi trường kín sẽ khiến bát lâu khô, đặc biệt là đũa, muôi gỗ sẽ không thể khô hoàn toàn, điều này dẫn đến việc chúng dễ hình thành nấm mốc hơn, có thể gây ngộ độc nếu chúng ta tiêu thụ những đồ vật bị nhiễm nấm như vậy.
Cách làm đúng là phơi dưới nắng hoặc sấy khô. Khi đã khô thì mới đem cất đi để sử dụng lần sau.
Dùng nước rửa bát kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
Hầu hết tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại. Điều quan trọng là sản phẩm đó được sản xuất với tỉ lệ hóa chất trong phạm vi cho phép hay không. Cụ thể, các loại nước rửa bát có thương hiệu uy tín, được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp nhận thường được làm bằng chất hữu cơ, cực ít chất hóa học và không gây hại.
Trong khi đó, nước rửa bát chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường làm từ chất hóa học có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3, Na3SO4) kết hợp với chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp. Ai cũng có thể tự pha chế nên bán với giá rất rẻ nhưng cái giá phải trả khi dùng là rất đắt.
Chúng có thể chứa chất gây ung thư formaldehyde, mang đến nguy cơ gây ung thư cao. Hoặc các chất tẩy rửa, chất hóa học có tính kiềm quá mạnh với tỷ lệ lớn sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.
Ngoài ra, hãy nhớ luôn đeo găng tay khi sử dụng nước rửa bát nói riêng cũng như tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa khác nói chung. Bởi vì hóa chất tẩy rửa trong đó có thể làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay của bạn. Tệ hơn, hóa chất có thể thấm qua da, vào cơ thể nếu tiếp xúc lâu ngày.
Liên quan đến nước rửa bát, các bộ ban ngành liên quan đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6971:2001 Nước tổng hợp dùng cho nhà bếp. Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước rửa tổng hợp dùng để rửa rau, quả và đồ dùng cho ăn uống trong nhà bếp, sử dụng chất hoạt động bề mặt dễ bị phân huỷ sinh học và một số phụ gia khác đang được bộ Y Tế cho phép sử dụng trong thưc phẩm.
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên:
TCVN 1056 - 86 Thuốc thử. Phương pháp chuẩn bị các thuốc thử dung dịch và hỗn hợp phụ dùng trong phân tích trắc quang và phân tích đục khuyếch tán.
TCVN 3778 - 82 Thuốc thử. Phương pháp xác định asen.
TCVN 4851 - 89 ( ISO 3696 - 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 5454 - 1999 (ISO 607 - 1980) Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa - Phương pháp phân chia mẫu.
TCVN 5456 - 91 Chất tẩy rửa tổng hợp. Phương pháp xác định chỉ số nồng độ ion hidro (độ pH). TCVN 5491 - 91 (ISO 8212 - 1986) Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa. Lấy mẫu trong sản xuất.
TCVN 6969 : 2001 Phương pháp thử độ phân huỷ sinh học của chất tẩy rửa tổng hợp.