Rau xanh đậm màu
Một số đại diện như: cải chân vịt, cải bó xôi, cải xoăn,… Rau xanh đậm màu chứa nhiều axit folic ở dạng folate tự nhiên và các vitamin thiết yếu khác. Thậm chí các loại rau như xà lách, rau bina, hoặc cải xoăn có thể cung cấp 1/3 lượng axit folic cần thiết mỗi ngày.
Gan
Gan cũng là thực phẩm giàu axit folic, thậm chí nó còn được xếp vào hạng chứa axit folic với lượng cao nhất gấp đôi các thực phẩm khác. 100g gan bò nấu chín cung cấp hơn 200µg axit folic. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A, B12 và protein. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên mẹ bầu nên ăn món này ở mức vừa phải vì nó chứa rất nhiều cholesterol.
Trứng
Theo các bác sĩ, trong 3 quả trứng đã chứa 1/4 lượng axit folic mẹ bầu cần trong 1 ngày. Ngoài ra thực phẩm này còn cung cấp protein và một loạt các vitamin, khoáng chất khác cần thiết trong thai kì.
Bí đao
Đặc biệt là bí đao mùa đông được xem là nguồn cung cấp acid folic rất phong phú và dồi dào. Một bát bí đao có thể cung cấp tới 15% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. Bí đao còn giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid, fiber and và kali. Giống như bí ngô, dưa hấu, bí đao mùa đông rất giàu dưỡng chất, không để lại phản ứng phụ và dễ ăn cho tất cả mọi đối tượng.
Nấm
Các loại nấm nói chung được xem là nguồn dưỡng chất rất giàu acid folic, protein, vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa và kháng sinh. Nấm có chứa canxi, kali, sắt, vitamin D, đồng, selen.
Ngoài ra, nấm còn là món ăn có hàm lượng mỡ, cholesterol, carbonhydrate thấp nên rất hợp với phụ nữ mang thai. Nó có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholesterol), hạn chế bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch.
Mọi người có thể ăn nấm thường xuyên như làm súp, sa-lát, xào nấm, hầm thịt hoặc làm món khai vị. Tuy ngon miệng nhưng sử dụng nấm cần có kinh nghiệm để phòng tránh sự cố nhiễm độc.