Cô gái 29 tuổi ở TP HCM làm 4 bước để tiết kiệm sau khi trả nợ gần 300 triệu đồng

Bất kể bạn có tiền hay không, bạn phải học cách kiếm và tiết kiệm tiền để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

"Nguyên nhân bội chi đều nằm ở những khoản chi ngoài dự kiến, mà vấn đề là do tôi quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền không tốt nên rơi vào vòng lặp vô tận", Trâm Anh (29 tuổi, TP HCM) nói.

Người trẻ có nhiều thời gian, sức khỏe và cơ hội để kiếm tiền. Nhưng những người trẻ cũng có vấn đề của họ, khiến công sức bỏ ra nhiều nhưng tiền thu về chẳng được bao nhiêu. Và cách quản lý tiền bạc là 1 trong những lý do chính.

tiết kiệm
Trâm Anh

 

"Sau 5 năm đi làm, mình có thêm khoản nợ gần 300 triệu đồng. Mình từng không thể tin được đó lại là điều có thể xảy ra cho tới khi nói chuyện với những người bạn khác quanh mình. Và nhận được kết quả là họ cũng vậy, ít nhiều đều có 1 khoản nợ nào đó", Trâm Anh chia sẻ.

Bội chi, nợ nần từng là tình hình tài chính của mình, khiến Trâm Anh thường xuyên gặp căng thẳng.

"Trước đây mình cũng từng là người làm công việc ngoài giờ, mỗi ngày đều chăm chỉ hoàn thành deadline và hàng loạt vấn đề. Mình từng loay hoay tìm đủ mọi cách tăng thu nhập, nhưng mình nhận ra vấn đề tài chính chỉ thực sự khá hơn khi học cách quản lý tiền bạc", Trâm Anh nói thêm.

Để giải quyết những vấn đề này, cô đã tóm tắt 4 điểm sau dựa trên kinh nghiệm của mình:

01.

Lập ngân sách và liên tục kiểm tra, rà soát tài khoản

Mọi khoản thu chi hàng ngày đều được ghi chép đúng thời hạn, chỉ có sổ sách rõ ràng mới biết được các khoản chi tiêu cụ thể. Theo đó, Trâm Anh chia sẻ, việc lập kế hoạch ngân sách sẽ được cô bạn thực hiện từ đầu tháng, dựa trên việc phân tích dữ liệu tài chính của tháng trước.

"Việc lập ngân sách hay không tạo ra sự khác biệt lớn. Nó có thể giúp bạn chi tiêu hiệu quả hơn theo kế hoạch và mục tiêu, tránh tiêu tiền bừa bãi", Trâm Anh nói về tác dụng của việc lập kế hoạch chi tiêu.

Cuối tháng hãy tổng kết, chỉ có việc đó mới giúp mọi người biết được khoản chi nào có thể tránh được, khoản chi nào cần thiết, đồng thời nắm rõ những khoản tốt nên giữ lại và bỏ đi những khoản không hợp lý.

Hầu hết mọi người lập ngân sách theo thứ tự sau: Tiêu dùng hàng ngày => trả nợ => đầu tư.

"Cuối cùng, họ thường không có tiền để đầu tư, cho dù đó là quản lý tài chính hay đầu tư vào bản thân", Trâm Anh nhận ra vấn đề của mọi người và bài học dành cho chính mình.

Có một nguyên tắc trong cuốn sách “Rich Dad Poor Dad” như thế này: Mọi người nên trả tiền cho bản thân trước. Điều đó cũng có nghĩa là, từ giờ trở đi, chúng ta có thể thử cách khác: Đầu tư => trả nợ => tiêu dùng hàng ngày.

Bằng cách này, bạn có thể đầu tư trước khi tiêu tiền, ngay cả khi thu nhập hàng tháng không nhiều.

tiết kiệm

02.

Lập danh sách nợ

Nhiều người không biết mình nợ bao nhiêu, chỉ biết có tiền sẽ trả nhưng số nợ của họ cứ thế tăng vọt, rơi vào một vòng luẩn quẩn bất tận.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là lập danh sách nợ. Chỉ bằng cách đó, bạn mới có thể biết tổng số nợ mình mắc phải là bao nhiêu và kiểm soát được vấn đề nợ nần.

Hãy lập kế hoạch tuần tự trả nợ, ghi lại từng khoản đã trả, số tiền bạn sẽ trả vào thời điểm đó và số tiền bạn còn thiếu, đảm bảo mọi thứ sẽ vô cùng rõ ràng.

Sau khi lập danh sách nợ, bạn có thể chăm chỉ kiếm tiền để trả nợ. Nếu đột nhiên hết tiền, bạn cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiểm soát trong khả năng chi trả của mình.

03.

Học cách kiếm tiền và tiết kiệm tiền

Bất kể bạn có tiền hay không, bạn phải học cách kiếm và tiết kiệm tiền để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Trước đây, khi mắc nợ, Trâm Anh thường sẽ đặt cho mình một mục tiêu nhỏ mỗi tháng. Mỗi tháng sẽ tiết kiệm một phần tư tiền lương, số tiền này sẽ được gửi vào một tài khoản không thể chạm tới. Ngoài ra, một phần tiền lương khác được dùng để trả nợ. Và với công việc phụ, cô có thể kiếm được nhiều tiền hơn nên có thể san sẻ bớt gánh nặng từ chuyện nợ nần.

Cố gắng trả hết nợ, đồng thời tiết kiệm tiền là cách Trâm Anh áp dụng suốt cả quãng thời gian đó.

"Khi trả hết nợ, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình vẫn còn tiền tiết kiệm", Trâm Anh nhấn mạnh.

tiết kiệm

04.

Học cách tăng thu và giảm chi

Ngày nay, mức tiêu dùng cao nên một công việc duy nhất có thể sẽ khiến mọi người gặp khó khăn. Nếu muốn sống tốt hơn chỉ có thể tăng thu, giảm chi.

"Bạn phải tiết kiệm tiền cho những chi phí không cần thiết, chẳng hạn như chỉ mua những thứ cần thiết, tự nấu ăn, uống ít trà sữa và cà phê, không bao giờ mua những thứ không cần thiết, lập danh sách khi đi siêu thị, học cách trì hoãn việc tận hưởng, v.v. Suy cho cùng, việc trả nợ là ưu tiên hàng đầu.

Điều quan trọng nhất là tìm hiểu nguồn mở và bạn thường biết mình có thể làm những công việc bán thời gian nào", Trâm Anh chỉ cách tiết kiệm tiền.

Cô bạn cho biết thêm, chỉ cần thực hiện được 4 điểm trên, mọi người có thể trả hết nợ càng sớm càng tốt và có thêm 1 khoản tiết kiệm cho riêng mình.

Theo Nhịp sống thị trường