Cách tiết kiệm hiệu quả khó tin của 2 bà mẹ, mỗi tháng tậu 1 chỉ vàng

Bí quyết tiết kiệm của 2 bà mẹ này quả thực đáng học hỏi.

Với những người đã lập gia đình, tiết kiệm gần như là điều hiển nhiên, bắt buộc phải làm và duy trì, nếu tương lai muốn mua nhà tậu xe. Tuy nhiên, làm sao để tối ưu việc tiết kiệm thì không phải ai cũng biết.

Tham khảo chia sẻ của những cô vợ "khéo vén" này sẽ giúp bạn bỏ túi được kha khá bí quyết tiết kiệm hiệu quả đấy!

Tăng xin giảm mua, gia đình 3 người ở Hà Nội cả tháng chỉ hết đúng 2 triệu tiền ăn

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một bà mẹ trẻ đã liệt kê các khoản chi của gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Con số tổng chi hàng tháng là 14 triệu đồng, trong đó, cả tiền ăn sáng, ăn ngoài và tiền mua thực phẩm vẫn chưa hết nổi 2 triệu.

tiết kiệm
Nguyên văn chia sẻ của bà mẹ trẻ

 

Với nhiều người độc thân, 2 triệu có khi còn chẳng đủ ăn trong 2 tuần, chứ nói gì tới việc ăn cả tháng, lại còn cho hẳn 3 người? Câu chuyện tưởng chừng vô lý này hóa ra là có thật!

Sở dĩ, tiền ăn của gia đình 3 người này có thể giới hạn ở mức 2 triệu quay đầu vì chồng cô ăn sáng ở công ty, và gia đình hay được người quen cho đồ ăn. Nếu không có ai cho đồ ăn, tiền ăn của cả nhà cũng chỉ tầm 3 triệu - vẫn là một con số quá "lý tưởng" với gia đình 2 người lớn, 1 trẻ nhỏ.

17 khoản chi nhỏ phía trên có thể chia thành các mục chi lớn như sau:

- Điện nước: 1.200.000 đồng

- Tiền ăn (ăn sáng, ăn ngoài, mua thực phẩm): 1.900.000 đồng

- Chi phí cho con (học phí, bỉm sữa, quần áo, đồ chơi): 4.700.000 đồng

- Mua sắm cho gia đình (thuốc, gia vị, đồ dùng trong nhà): 1.500.000 đồng

- Mua sắm riêng cho 2 vợ chồng: 800.000 đồng

- Học tập cá nhân của mẹ: 1.000.000 đồng

- Đi chơi: 500.000 đồng

- Xăng xe: 200.000 đồng

- Sửa xe: 500.000 đồng

- Dự phòng: 700.000 đồng

- Hiếu hỷ: 1.000.000 đồng

Gia đình 4 người, tháng nào cũng mua 1 chỉ vàng đều như vắt tranh!

Cũng trong 1 cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một bà mẹ 2 con cho biết với mức thu nhập 35 triệu, tháng nào cô cũng "dư được 1 chỉ vàng". Dẫu vậy, cô vẫn băn khoăn tìm cách cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm được nhiều hơn nữa, một phần cũng vì con cả sẽ phải đi học thêm nhiều hơn trong năm học tới, đồng nghĩa với việc dòng tiền chi ra cũng sẽ nhiều hơn.

untitled-design-2024-10-16t033707183-17290246303831741295467.png
45822493610296984750614779163558497350433993n-1725419060492-1725419060699770500465-17290245675821261470308-1729024633502261040666.jpg
Với cách chi tiêu như trên, mỗi tháng vợ chồng cô mua được 1 chỉ vàng

 

Có thể thấy, các khoản chi của gia đình này gần như đã ở mức tối thiểu, không thể và cũng không nên cắt giảm thêm. Đặc biệt là khoản tiền thuê nhà, chồng đi làm xa, 3 mẹ con thuê nhà chỉ hết 3,5 triệu đồng. So với mặt bằng chung giá thuê nhà hiện tại, đây là mức ngân sách quá lý tưởng.

Học được gì từ cách chi tiêu, tiết kiệm của 2 bà mẹ này?

Nuôi con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, việc có nhiều chi phí phát sinh là điều không tránh khỏi. Dẫu vậy, đây cũng không thể là lý do đủ thuyết phục cho việc "chẳng tiết kiệm được mấy". Nếu gia đình bạn cũng đang trong cảnh "tháng có, tháng không", hãy nhìn lại 2 bảng chi tiêu của 2 bà mẹ phía trên, để thấy những bí quyết tiết kiệm tưởng phức tạp nhưng kỳ thực lại rất đơn giản.

1 - Ăn sáng tại nhà

Mang cơm đi làm ăn trưa, tối cũng ăn ở nhà rồi nên chẳng có lý do gì không ăn sáng tại gia cho tiết kiệm. Nghĩ đơn giản thế này, 1 bát phở bây giờ, rẻ lắm cũng đã 35-40k. Với số tiền ấy, bạn có thể mua 1 túi bánh sandwich, chi thêm khoảng 25k mua 10 quả trứng nữa là dư sức có 5 bữa sáng no bụng đủ chất.

2 - Mua ít quần áo, mỹ phẩm thôi!

Tối giản quy trình skincare và cả tủ quần áo, ngoài việc tiết kiệm tiền, còn giúp bạn tiết kiệm cả thời gian. Giống như cô vợ trong câu chuyện phía trên, tiền mua mỹ phẩm, quần áo cho 2 vợ chồng chỉ hết 800.000 đồng/tháng. Nếu không sống tối giản, hạn chế mua sắm linh tinh, chắc chắn không thể làm nổi.

3 - Có quỹ đi chơi, đi du lịch

Dù kinh tế đang dư dả hay còn hạn hẹp, việc duy trì quỹ đi chơi hay nói chung là quỹ hưởng thụ vẫn là việc cần thiết, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ. Người lớn đi làm mệt, có thể chỉ cần ngủ thôi là đã thấy được giải tỏa stress rồi, nhưng trẻ con thì khác.

9f4ef611bdc54267913ff5b43a008428noop-17290252152261035364725.jpg
Ảnh minh họa

 

Nếu chưa có điều kiện để đi du lịch xa, dài ngày, ít nhất cũng nên lập ngân sách cho việc đưa con đi chơi cuối tuần giống như cô vợ phía trên. Tiền đưa con đi chơi cũng bằng phân nửa tiền mua thực phẩm của cả nhà nhưng vẫn chi chứ không cắt, vì đó là khoản chi hợp lý.

4 - Mua vàng đều đặn hàng tháng

Dù giá vàng cao hay thấp, cứ có tiền là mua vàng, chẳng cần canh giá làm gì. Điều tưởng chừng là phi lý này, thực tế, lại rất hợp lý. Nếu mỗi tháng bạn mua 1 chỉ, 2 chỉ hoặc 5 chỉ (tùy vào thu nhập và tình hình tài chính) thì việc canh giá vàng là không thực sự cần thiết. Vì giá vàng tăng, bạn phải mua 1 hoặc vài cây vàng, thì giá mua vào mới có sự chênh lệch, biến động lớn. Chứ mua lẻ vài chỉ thì thực ra cũng chỉ tăng vài trăm nghìn, không đáng kể.

Thế nên nếu muốn mua vàng tích sản thì cứ đúng ngày đúng giờ, có tiền là các bác đi mua thôi. Mua xong quên nó đi, giữ qua 5-10 năm thì không bao giờ lo mất giá hay lo lỗ, chứ để tiền mặt trong nhà, có khi lại dễ lấy ra tiêu, thành ra chẳng tiết kiệm được.

Theo Phụ nữ số