Tổng Hợp Các Cách Giúp Bạn Có Được Giấc Ngủ Chất Lượng

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, không ít người gặp tình trạng mất ngủ hay khó ngủ vào ban đêm. Vậy có những cách nào để cải thiện tình trạng này, cùng Facetoface tìm hiểu nhé!

Cắt giảm caffeine, tránh ngủ ngày nhiều, ngủ sớm vào ngày hôm sau… giúp bạn trở lại giấc ngủ bình thường sau một đêm trằn trọc.

tong-hop-cac-cach-giup-ban-co-duoc-giac-ngu-chat-luong-01

Theo nghiên cứu của Đại học Texas (Mỹ), chỉ sau một đêm không ngủ, các xét nghiệm máu cho thấy những thay đổi của hơn 100 protein trong máu, gồm cả những protein ảnh hưởng đến đường huyết, chức năng miễn dịch và chuyển hóa. Theo thời gian, những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tăng cân, thậm chí là ung thư. Thiếu ngủ cả đêm có thể làm thay đổi các đoạn RNA trong máu làm cho hoạt động nhận thức kém hơn, suy giảm trí nhớ...

Ngủ ngon giấc giúp cho bạn tỉnh táo hơn vào buổi sáng, tăng khả năng tập trung, nhanh nhẹn trong học tập, làm việc. Dưới đây là 5 cách giúp bạn ngon giấc sau khi thiếu ngủ.

Lên kế hoạch ngủ vào ban đêm 

Cách tốt để hồi phục sau một đêm mất ngủ là đừng để nó lặp lại. Bạn nên đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng giờ mỗi ngày, trở lại lịch trình ngủ đều đặn càng sớm càng tốt. Giả sử bạn thức dậy lúc 7 giờ sáng thì cố gắng duy trì vào các ngày trong tuần để hình thành thói quen tốt cho giấc ngủ.

Tránh ngủ trưa quá lâu

Sau một đêm ngủ không đủ giấc, bạn thường cảm thấy mệt mỏi và muốn chợp mắt vào ngày hôm sau để bù lại. Nhưng tốt hơn là bạn nên tránh ngủ trưa dài nếu có thể. Vì ngủ ngày có thể khiến bạn không buồn ngủ sớm và lại tỉnh táo vào ban đêm. Hãy đợi đến giờ đi ngủ ban đêm, bạn đã quá buồn ngủ và chìm vào giấc ngon lành. Theo Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày giúp ngủ đủ, sâu giấc hơn.

Nếu bạn thấy mình phải vật lộn mới tập trung và giữ cho đôi mắt luôn mở vào ngày hôm sau, hãy thử một giấc ngủ ngắn để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Giấc ngủ khoảng 20 phút ban ngày là thời gian lý tưởng để bạn lấy lại sức lực. Không ngủ quá dài vào ban ngày, có thể đặt báo thức để tránh ngủ quá sâu, sau đêm mất ngủ và quá gần giờ ngủ tối vì ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Cắt bỏ caffeine

Caffeine có thể làm bạn tỉnh táo và khó đi ngủ đúng giờ. Nếu sử dụng caffeine (trà, cà phê...) ban ngày, cần cân nhắc số lượng và thời điểm uống nên cách xa giờ đi ngủ đêm. Caffeine có hiệu quả giúp tỉnh táo nhất sau một giờ sử dụng nhưng tác dụng của có thể kéo dài đến 10 giờ tiếp theo.

Đi khám nếu mất ngủ thường xuyên

Thông thường, chứng mất ngủ mạn tính bắt đầu do thói quen ngủ bị gián đoạn thường xuyên. Một đêm ngủ không đủ giấc không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm trở thành mạn tính, bạn nên đi khám. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì và ung thư.

Thiếu ngủ làm tăng tỷ lệ tai nạn. Nếu một người vừa có một đêm mất ngủ hãy tránh lái xe hoặc làm các công việc có tỷ lệ rủi ro cao.

 

Theo Vnexpress