Nguyên lý hoạt động của pin
Pin điện thoại thông minh sẽ có tuổi thọ riêng, không thể sử dụng mãi mãi. Mỗi một lần sạc thì pin sẽ mất đi một phần dung lượng so với ban đầu. Đây chính là lý do dung lượng của pin dần kém đi sau một khoảng thời gian sử dụng. Sau hai năm sử dụng máy, viên pin dung lượng 4.000mAh sẽ giảm xuống dưới 3500 mAh. Nếu viên pin giảm xuống dưới 80% so với dung lượng ban đầu sẽ bị coi là bị sụt giảm nghiêm trọng.
Việc thời gian sạc một viên pin trên điện thoại nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào nguồn ra (output) trên củ sạc. Chiếc củ sạc thực chất như một cái máy biến áp cực kỳ quan trọng. Một chiếc củ sạc thông thường sẽ có công suất sạc khoảng từ 5W đến 10W. Trong khi đó một củ sạc nhanh có thể tăng công suất lên đến 8 lần so với sạc thường.
Ví dụ chiếc Galaxy Note 10 Plus được bán kèm củ sạc 25W và Samsung còn bán riêng củ sạc nhanh lên đến 45W.
Sạc nhanh có hại cho pin không?
Theo ScreenRant, khi smartphone lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nhu cầu năng lượng lớn của chúng khiến thời gian hoạt động ngắn hơn mức lý tưởng. Với mức khai thác lớn các tính năng trên smartphone, việc pin cạn kiệt trong vòng vài giờ không phải là chuyện hiếm.
Ở giai đoạn đầu, vấn đề này được giải quyết bằng cách sử dụng pin có thể tháo rời, cho phép người dùng liên tục sử dụng smartphone bằng cách thay pin đã sạc. Tuy nhiên người dùng giờ đây không còn có thể thay thế pin smartphone được nữa.
Hiện nay, khi công nghệ sạc nhanh xuất hiện, người dùng bắt đầu lo ngại về sự ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, đặc biệt sau nhiều báo cáo về sự cố cháy nổ trong những năm gần đây. Nhưng trong thực tế, chưa có ghi nhận nào rõ ràng về việc sạc nhanh làm hỏng pin điện thoại Android ngay lập tức, ngay cả khi các nhà sản xuất đẩy nhanh công suất sạc lên đến hơn 100W.
Điều này không có nghĩa là tuổi thọ pin không bị ảnh hưởng, nhưng mọi thứ đã được kéo giảm nhờ vào các cải tiến từ nhà sản xuất. Vấn đề pin với công nghệ sạc nhanh chính là nhiệt tạo ra do dòng năng lượng nhanh chóng trên đó, tuy nhiên các nhà sản xuất như Oppo, Xiaomi… đều rất cẩn thận trong việc triển khai hệ thống làm mát giúp ngăn ngừa các vấn đề với sạc nhanh. Cảm biến phát hiện sự tích tụ sẽ nhanh chóng làm chậm tốc độ sạc khi cần thiết.
Thói quen cá nhân thực sự có thể có tác động lớn hơn đến tuổi thọ pin so với sự suy giảm khả năng sạc. Tuổi đời tổng thể của smartphone và số lần nạp pin đã được xoay vòng giữa chu kỳ sạc/xả, và điều đó ảnh hưởng đến mức sạc tối đa. Đặt độ sáng màn hình ở mức tối đa làm hao pin nhanh hơn và yêu cầu sạc thường xuyên hơn. Để pin lithium được sạc đầy hoặc cạn kiệt hoàn toàn cũng làm giảm tuổi thọ của nó.
Về việc sạc pin điện thoại thông minh vào ban đêm. Sau khi pin đã sạc đầy, điện thoại sẽ tắt sạc và kích hoạt lại nhiều lần để duy trì mức 100%. Các hãng sản xuất điện thoại giờ đây đang sản xuất các thiết bị điện tử chặn mức sạc ở 80% hoặc 90% và sẽ hoàn thành việc sạc dựa vào giờ báo thức mỗi sáng của người dùng.
Người dùng nên làm gì để tăng tuổi thọ cho pin?
Việc giữ cho điện thoại không bị nóng lên quá nhiều trong lúc đang sạc mới là điều quan trọng nhất. Trong 30% pin đầu, người dùng không nên vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, đặc biệt là để xem phim hay chơi game. Do các tác vụ này cần dùng nhiều đến vi xử lý, với Samsung là GPU, nên nó sẽ làm điện thoại nóng lên, cộng với nhiệt độ sản sinh khi đang sạc sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt rất nguy hiểm. Chưa kể đến việc, trải nghiệm của người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi máy nóng lên, khả năng xử lý của chip sẽ bị giảm đáng kể, dẫn đến hiện tượng xuống khung hình (drop fps), giật lag, cầm máy cũng sẽ rất nóng tay.
Một trong những lý do chính có thể khiến một con chip xử lý bị mất điểm cũng bởi do khả năng kiếm soát năng lượng và mức độ tạo nhiệt của nó khi xử lý các tác vụ nặng.
Do vậy mỗi khi muốn vừa sạc, vừa sử dụng thì hãy chuyển về chế độ sạc thường, còn khi không cần sử dụng gấp thì sạc nhanh vẫn là một lựa chọn tốt hơn.
Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pin của smartphone Android, và việc sạc nhanh chỉ là một yếu tố trong số đó.