Nhà sáng lập Thọ Phát lần đầu tiết lộ lý do bán công ty cho KIDO: Hai con không thích thừa kế và tôi muốn nghỉ hưu

Với việc bán 68% cổ phần Thọ Phát cho KIDO, ông Vũ Phước Thọ đã không còn là ông chủ của bánh bao Thọ Phát nữa. Lý do khiến ông quyết định gửi gắm Thọ Phát cho KIDO là bởi 2 người con của ông không thích kế nghiệp, hơn nữa ông cũng đã hơn 60 tuổi và muốn ‘rửa tay gác kiếm’. Ngoài ra, ông rất nể phục đồng sự Trần Lệ Nguyên.
KIDO là sự lựa đầu tiên và duy nhất của Nhà sáng lập Thọ Phát khi muốn bán công ty.
KIDO là sự lựa chọn đầu tiên và duy nhất của Nhà sáng lập Thọ Phát khi muốn bán công ty.

KIDO là sự lựa đầu tiên và duy nhất của Nhà sáng lập Thọ Phát

Theo chia sẻ từ ông Trần Lệ Nguyên – CEO KIDO Group trong họp báo sáng nay 10/10, thì bên ông đã mua 68% cổ phần của bánh bao Thọ Phát.

Tuy nhiên, ông không tiết lộ giá trị thương vụ này mà đề nghị mọi người hãy đợi bên thứ 3 (công ty chứng khoán) đã đứng ra làm deal này, tiết lộ về con số cụ thể sau khi họ quyết toán. Thời điểm có kết quả cuối cùng có thể vào cuối năm. “Bây giờ, dù chúng tôi nói gì, có thể sẽ không chính xác”, ông Trần Lệ Nguyên cho biết.

z4771008992595_4edb311736a460fa2dec7431a64b9463.jpg
Thọ Phát giờ là một phần của KIDO Group.

Vào tháng 4/2023, Tập đoàn KIDO đã mua lại 25% cổ phần của bánh bao Thọ Phát. Sau đó họ tiết lộ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Thọ Phát lên 51% đến 70% trong thời gian tới. Theo BCTC quý II/2023, số tiền KIDO đầu tư vào Công ty CP Thọ Phát quốc tế là 100 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 25%.

Công ty CP Thọ Phát quốc tế được thành lập 23/05/2023, Hoạt động kinh doanh chính của Thọ Phát theo đăng ký là bán buôn thực phẩm.

Vốn điều lệ khi mới thành lập của công ty là 1 tỷ đồng cùng 6 cổ đông sáng lập bao gồm: ông Vũ Phước Thọ chiếm 62% cổ phần, ông Nguyễn Quốc Lâm chiếm 1% cổ phần, và Vũ Trần Thanh Thảo chiếm 2% cổ phần, ông Vũ Phước Thắng chiếm 2% cổ phần, bà Lê Thị Ngọc Mai chiếm 31% cổ phần, Vũ Lê Hoàng Trúc chiếm 2% cổ phần.

Ngày 29/06, Thọ Phát quốc tế đã thay đổi đăng ký kinh doanh, nâng vốn điều lệ lên 585 tỷ đồng, tương ứng 58,5 triệu cổ phần phổ thông.

z4770402840611_15e7bf52f1c04a6ff934aec28ea4bdc2.jpg
Ông Vũ Phước Thọ - Nhà sáng lập Thọ Phát

Không giấu gì mọi người, tôi có hai đứa con – một trai và một gái. Con gái của tôi hiện đang làm một chuỗi nhà hàng, cũng giỏi lắm và nó không muốn tiếp quản công việc kinh của tôi. Trong khi con trai chỉ mê thể thao và cũng không thích theo ba làm bánh bao. Hơn nữa, tôi năm nay cũng đã 61 tuổi rồi, đã đến lúc phải chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.

Còn sở dĩ chọn bán cho KIDO chứ không phải là một đối tác khác, bởi tôi rất nể trọng anh Nguyên và KIDO. Chúng tôi biết nhau đã lâu, theo quan điểm của tôi, ít ai mê ẩm thực và biết nhiều món ngon cũng như chỗ ăn ngon bằng anh Nguyên.

Hơn nữa, KIDO có rất nhiều kinh nghiệm ở nghiệp vụ M&A và họ cũng đã giúp các thương hiệu sau khi về dưới trướng mình phát triển rực rỡ hơn, như dầu Tường An hay kem Celano/Merino. KIDO cũng có vị thế lớn trên thị trường thực phẩm Việt. Vậy nên, khi quyết định bán Thọ Phát, anh Nguyên và KIDO là sự lựa chọn đầu tiên và duy nhất của tôi”, ông Vũ Phước Thọ cho biết.

Sở hữu diện tích hơn 22.000m2, nhà máy sản xuất Thọ Phát tại TP.HCM được trang bị công nghệ hiện đại với rất nhiều thiết bị sản xuất tự động, được kiểm soát chặt chẽ theo chương trình quản lý chất lượng sản phẩm HACCP Codex, ISO 22000 và ISO 45001, đạt công suất 10.000 tấn sản phẩm cung cấp ra thị trường mỗi năm.

Mặc dù có lịch sử dài hơi với 35 năm, cộng với cơ sở vật chất ấn tượng và vị thế số 1 ở thị trường bánh bao, nhưng tình hình tài chính của Thọ Phát không tốt. Có thể nói, Thọ Phát là một ‘cục xương khó gặm’.

Như chúng ta đã biết, dù có doanh thu vài trăm tỷ/năm, nhưng lợi nhuận của Thọ Phát khá thấp. Cá biệt, năm 2018 doanh nghiệp báo lỗ trên 6,5 tỷ đồng và đến thời điểm cuối 2021 vẫn chưa thể bù lỗ lũy kế (âm gần 6 tỷ đồng). Thời điểm 31/12/2021, doanh nghiệp ghi nhận nợ vay dài hạn hơn 654 tỷ đồng, khoảng cách quá lớn so với vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng.

BLĐ KIDO cũng cho biết: Trừ lúc Covid-19 là không tốt, mỗi năm tốc độ tăng trưởng của Thọ Phát khoảng từ 10% đến 15%.

tho-phat1.jpg
Gia đình ông Vũ Phước Thọ thưở hàn vi.
tho-phat.png
Ông Vũ Phước Thọ thường đồng hành cùng con gái Vũ Lê Hoàng Trúc trong các hoạt động của Baoz Dimsum và Baoz Hotpot.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, con gái của Nhà sáng lập Vũ Phước Thọ tên là Vũ Lê Hoàng Trúc – sinh năm 1986. Hoàng Trúc hiện là bà chủ của công ty TNHH Baoz chuyên về ẩm thực Hong Kong với 2 thương hiệu là Baoz Dimsum và Baoz Hotpot. Nhà hàng đầu tiên của Baoz Dimsum được khai trương vào 2015 và hiện đã có 3 chi nhánh; thương hiệu Baoz Hotpot mới khai trương cửa hàng đầu tiên trong năm 2023.

Dù cả 2 đều có chữ ‘bao’ nhưng không có thương hiệu nào chuyên bán bánh bao như Thọ Phát: Baoz Dimsum có thế mạnh về dimsum, còn Baoz Hotpot đi ngách ‘lẩu bay’. Ông Vũ Phước Thọ thường đồng hành cùng con gái trong các hoạt cộng của công ty TNHH Baoz.

Còn nếu nhìn vào 6 cổ đông của Công ty CP Thọ Phát quốc tế, chúng ta có thể thấy có 3 người mang họ Vũ, một trong đó là con gái Vũ Lê Hoàng Trúc và hai người còn lại là Vũ Trần Thanh Thảo và Vũ Phước Thắng. Số cổ phần cả ba người này đều là 2%.

Trong buổi gặp gỡ sáng nay với báo giới, chỉ có ông Vũ Phước Thọ và bà Lê Thị Ngọc Mai xuất hiện. Bà Ngọc Mai được giới thiệu là một trong những Đồng sáng lập của Thọ Phát.

Thọ Phát có Tổng Giám đốc mới là người từ KIDO

z4770403000936_adb30010bf2a7ccda79da016e8042661.jpg
Ông Trần Lệ Nguyên – CEO KIDO Group

Cũng theo chia sẻ của ông Trần Lệ Nguyên, sau khi đưa Thọ Phát về dưới trướng của mình, Tập đoàn KIDO sẽ không ngay lập tức vào chiếm quyền hay thay toàn bộ Ban lãnh đạo của Thọ Phát.

Công ty vẫn mang hồn cốt của Thọ Phát trước đây. Anh Thọ sẽ tiếp tục đồng hành cùng KIDO để lèo lái công ty. Chỉ khác một chút: tôi sẽ là Chủ tịch còn anh Thọ là Phó Chủ tịch. Cả Thọ Phát và KIDO sẽ cùng bắt tay để giúp doanh nghiệp tốt hơn”, CEO Tập đoàn KIDO khẳng định.

Tuy nhiên, với những chia sẻ từ KIDO sau vài tháng đến cùng làm việc với Thọ Phát, nhiều khả năng ông Vũ Phước Thọ sẽ tiếp tục lãnh đạo việc sản xuất các SKUs mà công ty đang có. Phần KIDO, khi vào Thọ Phát, nếu thấy chỗ nào và phần nào chưa tốt, họ sẽ thay đổi và cải tiến.

Theo đó, KIDO đã cử ông Trần Quốc Nguyên xuống đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Thọ Phát. Ông Trần Quốc Nguyên cũng đang là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn KIDO.

z4770403133810_31e17101806d4124fbba918835f4b53b.jpg
Ông Trần Quốc Nguyên - tân Tổng Giám đốc của Thọ Phát

Sau khi vào chuyển đổi số, cụ thể là xây dựng hệ thống đặt hàng – quản lý khách hàng CRM, kiện toàn ERP cho Thọ Phát, tối ưu logistic…; chúng tôi đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm một số tiền đáng kể.

Ví dụ trước đây khách hàng đặt hàng qua các mạng xã hội như Zalo, công ty khi nào cũng phải có người trực, rồi xe tải phải đi giao liên tục; nay nhờ hệ thống công nghệ cùng nhiều ứng dụng nhỏ cho từng bộ phận, Thọ Phát đã có thể nhận và giao đơn hàng tự động, tùy theo số lượng – khu vực, mà xe tải có thể vài ngày đi giao 1 lần”, ông Trần Quốc Nguyên làm rõ hơn vấn đề.

Cũng theo BLĐ của KIDO, thị trường miền Trung và Bắc sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của Thọ Phát trong thời gian tới. “Hiện tại, Thọ Phát mới chỉ mạnh ở khu vực miền Nam. Vậy nên, nếu làm tốt cả thị trường miền Trung và Bắc, tính theo kiểu cơ học, thì doanh thu của Thọ Phát sẽ tăng gấp ba.

Hiện chúng tôi vẫn đang nghiên cứu thị trường - khẩu vị của người miền Trung và Bắc, nhằm tạo ra hương vị bánh bao cũng như các loại bánh/dimsum khác nhau phù hợp với người dân ở đó nhất có thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã có sẵn hệ thống phân phối cũng như logistic ở khắp toàn quốc.

Vậy nên, chỉ cần đợi xong phần R&D là chúng tôi sẽ triển khai phân phối các sản phẩm của Thọ Phát ra khắp 3 miền”, ông Mai Xuân Trầm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO chia sẻ thêm.