Người xưa có câu "người có phổi tốt sống lâu hơn", vì sao lại như vậy? Là bởi phổi kém không chỉ gây ho mà còn gây tổn hại cho toàn cơ thể. Cụ thể là:
1. Giảm khả năng miễn dịch
Khi chức năng phổi có vấn đề, toàn bộ cơ thể sẽ cảm thấy yếu ớt và hơi thở trở nên gấp gáp. Lúc này, khả năng miễn dịch cũng sẽ suy giảm, dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp và các vấn đề khác.
2. Ảnh hưởng đến chức năng não
Chức năng phổi kém cũng có thể dẫn đến thiếu oxy trong cơ thể, gây rối loạn chức năng não, triệu chứng là chóng mặt hoặc hôn mê.
3. Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
Chất độc dư thừa trong phổi có thể ảnh hưởng đến chức năng đại tiện, dẫn đến tổn thương đường ruột, gây táo bón.
3 cách dùng bưởi dưỡng phổi vào mùa đông
Mùa đông là thời điểm tốt để chăm sóc phổi, một trong những cách đơn giản nhất là ăn nhiều bưởi.
Bưởi rất giàu nước, vitamin C và rất ít calo. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng bưởi giúp điều hòa khí, giải độc, loại bỏ đờm và dưỡng ẩm cho phổi, đồng thời làm sạch ruột, dưỡng ẩm cho ruột. Tiêu thụ bưởi thường xuyên có thể tăng cường chức năng phổi và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng.
Thời tiết mùa đông lạnh và khô, dễ khiến phổi bị tổn thương. Nếu ho ra đờm vàng, khô miệng, đau họng... thì bạn nên ăn nhiều bưởi. Hoặc có thể dùng bưởi theo 3 cách sau, 7 ngày sau sẽ nhận thấy sức khỏe được tăng cường.
1. Canh gà bưởi
Chuẩn bị nửa quả bưởi, lượng thịt gà và gừng vừa đủ. Thịt gà làm sạch, cắt thành từng miếng rồi để riêng.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp vào đun sôi, vặn lửa nhỏ đun liu riu khoảng 50 phút, thêm một lượng muối vừa đủ nêm nếm trước khi dùng. Món canh này có vị ngọt, thích hợp bổ khí, tiêu đờm, khỏe phổi, làm giãn ruột, làm thuốc nhuận tràng.
2. Kẹo vỏ bưởi nấu đường phèn
Ngoài múi bưởi thì vỏ quả bưởi cũng có tác dụng dưỡng ẩm phổi rất tốt. Vỏ bưởi có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí, dưỡng ẩm cho phổi.
Cách làm kẹo vỏ bưởi nấu đường phèn tốt cho phổi như sau: Vỏ bưởi rửa sạch, cắt thành từng sợi nhỏ và để riêng. Cho nước vào nồi, thêm lượng muối ăn thích hợp, cho bưởi thái sợi vào hấp khoảng 15-20 phút cho mềm.
Sau khi hấp chín, vớt vỏ bưởi ra rồi cho vào chảo, thêm một lượng đường phèn vừa phải, đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết, khuấy đều. Đổ kẹo vỏ bưởi đường phèn vào khuôn, dùng sau khi nguội.
Món kẹo này không chỉ có hương vị độc đáo mà còn có tác dụng bổ phổi và dạ dày nên rất thích hợp dùng vào mùa đông.
3. Trà vỏ bưởi mật ong
Cách làm: Cắt vỏ bưởi thành những sợi mỏng nhỏ, dài khoảng 2-3cm rồi ngâm nước muối và rửa sạch, cho vào nồi đun khoảng 10 phút để vỏ bưởi mềm ra và không còn vị đắng nữa. Sau đó hãy vớt vỏ bưởi ra cho vào nồi khác, cho đường phèn vào cùng với 1 bát nước.
Đun khoảng 1 tiếng cho đến khi thấy nước đổi sang màu vàng và sánh thì tắt bếp. Để nguội sau đó cho mật ong vào đảo đều. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và dùng dần. Chỉ cần lấy lượng vừa đủ hòa thêm chút nước ấm là đã có ly trà vỏ bưởi thơm ngon và bổ dưỡng. Sử dụng mỗi sáng và tối cân nặng sẽ giảm rất nhanh.
Trà bưởi mật ong giúp tiêu hóa, điều hòa khí và giải đờm, bổ phổi, thông ruột, dưỡng huyết, cường tỳ vị. Ngoài ra, vỏ bưởi có tác dụng loại bỏ dầu và giảm nhờn trên mặt, là loại thực phẩm cực tốt để làm ẩm phổi.
Nhưng cần lưu ý, trà bưởi mật ong có tính mát, những người cơ thể lạnh, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy không nên uống nhiều, người bị lạnh bụng không nên uống khi bụng đói. Hàm lượng đường trong trà bưởi mật ong rất cao, những người mắc hội chứng chuyển hóa như tiểu đường không nên uống nhiều hơn.
Lưu ý:
Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ Đông y trước khi dùng bưởi/vỏ bưởi để làm thuốc.
Nếu triệu chứng ho kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.