Hiện lúa tươi IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 5.300 – 5.400 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay 8/9/2022: Chững lại |
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.500 – 8.550 đồng/kg.
Giá phụ phẩm điều chỉnh giảm với cám khô. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg, cám khô 7.600 – 7.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Theo các thương lái tại Đồng Tháp, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ổn định, các kho mua đều. Giá lúa thu đông ít biến động. Thị trường lúa hè thu sôi động hơn. Nhu cầu của các nhà máy nội địa yếu, giá cám liên tục điều chỉnh giảm.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Hiện nguồn cung gạo thế giới dồi dào giúp giảm bớt tác động từ tình trạng mấy mùa tại Pakistan và Trung Quốc. Việc Trung Quốc duy trì chính sách “Zero COVID” phong tỏa để phòng chống dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, chủng loại xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này.
Tuy nhiên, điều tích cực là Trung Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu các loại gạo thơm, đặc biệt là gạo ST21, ST24 từ Việt Nam. Lượng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 7 tháng đã tăng 58,6% lên 188.459 tấn.
Ngoài ra, xuất khẩu gạo Japonica, gạo trắng của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng khá mạnh trong những tháng đầu năm nay.
Đánh giá về nhu cầu gạo của Trung Quốc trong những tháng tới, các doanh nghiệp kỳ vọng nhu cầu sử dụng gạo nếp tăng cao trong các dịp Lễ Tết cao điểm cuối năm sẽ thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu của nước này. Ngoài ra, tình hình sản xuất lúa gạo không thuận lợi do hạn hán có thể thúc đẩy Trung Quốc nhập khẩu nhiều gạo hơn.
Theo Thương hiệu & Sản phẩm