Cách Thả Cá Chép Đúng Cách Ngày Ông Công Ông Táo

Sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, một số gia đình sẽ chuẩn bị thêm cá chép để tiễn ông Công ông Táo. Nhưng cách thả cá chép đúng cách không phải ai cũng biết.

Hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng chuyện của năm qua. Lễ vật cúng ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi đến mâm cơm mặn đủ món. Một số gia đình còn chuẩn bị thêm cá để tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên cách thả cá chép đúng cách, không ảnh hưởng đến môi trường thì khồng phải ai cũng biết.

cach-tha-ca-chep-dung-ca-ngay-ong-cong-ong-tao-01

 

Tại sao lại dùng cá để tiễn Táo quân?

Theo truyền thuyết dân gian thì Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc trong gia đình năm qua với Thiên đình. Đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Cách Thả Cá Chép Đúng Cách Ngày Ông Công Ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

 

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, việc các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng.

Ttương truyền rằng ngày xưa, nước - như mưa gió, sông, biển - và những sinh vật sống trong nước được ông Trời tạo ra đầu tiên và cũng chính là khởi nguồn của mọi thứ. Sau này, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa mà giao cho rồng – một sinh vật sống ở cõi trời - nhiệm vụ bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm mưa.

Nhưng ngặt nỗi, số rồng trên trời quá ít nên không thể làm mưa đều khắp mọi nơi, cho nên ông Trời tổ chức một kỳ thi gọi là “thi rồng”, kén chọn những con vật ở trần gian có đủ tiêu chuẩn trở thành rồng.

Khi chiếu chỉ ban xuống Thủy cung, vua Thủy tề loan báo cho tất cả các giống loài sống ở đó và chúng hăm hở dự thi. Cuộc “thi rồng” gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, có thể vượt qua cả ba vòng thì mới đủ tiêu chuẩn hóa rồng.

Trong một tháng trời đằng đẵng, hầu như các loài thủy tộc đến thi đều bị loại vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Con cá rô chỉ nhảy qua được một đợt sóng, và phải dừng lại ở đợt thứ hai. Con tôm thì nhảy qua được hai đợt, ruột gan, vây, vẩy, râu và đuôi đã gần hóa rồng. Nhưng khốn thay, đến đợt ba, nó lại đuối sức bị ngã nên lưng cong lại.

Đến lượt một con cá chép vào dự thi, miệng ngậm một viên ngọc trai quý. Thần gió thấy sự lạ bay đến để xem, thế là gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao cũng trỗi dậy. Cá chép nhờ con sóng cao đưa lên, vượt một lần qua cả ba đợt sóng một cách dễ dàng, sau đó từ tốn nhả viên ngọc, vượt qua vũ môn và hóa rồng.

Hình ảnh cá chép hóa rồng trở thành biểu tượng của sự can đảm, may mắn, thành công, chiến thắng. Đồng thời, hình ảnh cá chép vượt vũ môn cũng được xem là biểu tượng cho sự an lành và sung túc, thịnh vượng trong cuộc sống, may mắn về tài lộc trong kinh doanh, thành công trong học hành, thi cử.

Tục thả các chép, một nét đẹp văn hóa

cach-tha-ca-chep-dung-ca-ngay-ong-cong-ong-tao-02
Thả cả chép trong ngày 23 tháng Chạp là một nét đẹp văn hóa của dân tộc

Hiện nay, tục thả cá chép phổ biến nhất ở miền Bắc, người dân miền Nam thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã. Tuy nhiên. các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng, nên mua cá chép sống bởi vì ngoài ý nghĩa thờ cúng để dâng các Táo quân lấy phương tiện đi lại, tục phóng sinh cá chép cũng có một ý nghĩa văn hóa quý báu, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt, chỉ cần lưu ý cách thả và nơi thả cá để đảm bảo chúng sống khỏe.

Khi cúng ông Táo, người ta đặt cá chép ở chậu trước chỗ bàn thờ ông Táo. Sau khi gia chủ làm lễ xong xuôi thì mang cá chép ra sông, hồ phóng sinh để ông Táo có phương tiện về chầu trời.

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h) ngày 23 tháng Chạp thì Táo mới kịp lên thiên đình. Nhiều gia đình thường lựa chọn sông, suối, hồ nước gần nhà để thả cá.

Cách thả cá chép đúng cách, an toàn cho môi trường

Nên mang cả bát đựng cá đi ra nơi định thả, không nên dùng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này qua chỗ khác.

Lúc thả cá xuống ao, hồ, sông, suối, phải xuống tận mép nước, nghiêng nhẹ miệng bát xuống để cá bơi ra, tuyệt đối tránh đứng cao, xa, ném hay hất cá xuống. Cũng cần tránh buộc cá trong túi rồi ném cả túi xuống đó là cách làm hình thức, mất đi ý nghĩa của một phong tục đẹp, vừa làm cá chết vừa xả rác vào môi trường.

cach-tha-ca-chep-dung-ca-ngay-ong-cong-ong-tao-03
Không ném cả túi cùng cá xuống

 

 

Mẹo thả cá chép bạn nên tham khảo

  • Thả cá chép vào chậu nước sạch, nhiệt độ không quá thấp trước khi đi thả để đảm bảo cho cá khỏe mạnh.
  • Chọn hướng tốt để thả cá chép: Bạn hãy thả cá vào sáng sớm và chọn hướng tốt theo gia chủ. Khi đó, gia đình sẽ thu hút được nhiều năng lượng tốt, công việc trong năm sẽ suôn sẻ, gặp nhiều may mắn hơn.
  • Nơi thả cả chép nên ở gần nhà: Bạn hãy chọn địa điểm thả cá gần nhà, thuận lợi cho cả gia đình cùng nhau tham gia. Thả cá gần nhà còn giúp nguồn năng lượng tích cực, may mắn sẽ không đi quá xa tổ ấm của bạn.

 

Nguồn Tổng hợp