3 cách uống cà phê không tốt cho sức khỏe các bà nội trợ cần biết

Các bà nội trợ cần lưu ý khi uống cà phê đúng cách nhằm tránh gây hại cho sức khỏe.
Uong-Cafe.jpg?w=660
Uống cà phê đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ảnh: Pixabay

Cà phê là thức uống ưa thích và gần như không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của mỗi gia đình. Ngoài hương vị thơm ngon, cà phê cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo và nâng cao hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, các bà nội trợ không nên lạm dụng và uống cà phê không đúng cách sẽ mang lại những tác động không tốt đến sức khỏe.

Uống cà phê vào buổi tối

Một trong những cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe đó chính là thói quen uống cà phê vào buổi tối trước giờ đi ngủ. Caffeine có trong cà phê là một chất kích thích khá mạnh, có thể tồn tại trong cơ thể từ 6 đến 8 giờ sau khi tiêu thụ.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, uống cà phê vào buổi tối có thể làm gián đoạn giấc ngủ, hoặc không có giấc ngủ sâu, ảnh hưởng khá nhiều đến cơ thể.

Việc thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và rối loạn tâm thần. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, nên tránh uống cà phê sau giờ chiều, đặc biệt là từ 14 giờ trở đi.

Uống quá nhiều cà phê trong ngày

Việc uống quá nhiều cà phê trong ngày không chỉ gây cảm giác bồn chồn, lo âu. Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và American Heart Association, liều lượng caffeine an toàn cho người trưởng thành là từ 200 đến 400mg mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 đến 4 tách cà phê.

Uống quá liều lượng này có thể làm tăng nhịp tim, gây loạn nhịp, tăng huyết áp và dẫn đến các vấn đề về hệ thần kinh như lo âu, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.

Ngoài ra, việc nạp quá nhiều caffeine vào cơ thể trong thời gian dài có thể gây hiện tượng "caffeine rebound," khi cơ thể trở nên lệ thuộc vào caffeine và xuất hiện các triệu chứng cđau đầu, mệt mỏi, khó chịu nếu không uống cà phê.

Uống cà phê khi đói bụng

Một thói quen uống cà phê khác nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro là uống cà phê khi đói bụng. Caffeine trong cà phê kích thích sự sản xuất acid hydrochloric (HCl) trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi uống cà phê lúc dạ dày rỗng, lượng acid này không có thức ăn để tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dư thừa acid.

Theo đó, việc uống cà phê khi bụng đói có thể gây ra các vấn đề như viêm loét dạ dày, ợ nóng, và trào ngược dạ dày và thực quản.

Đặc biệt, uống cà phê khi đói bụng còn gây tình trạng buồn nôn, cồn cào và khó chịu ở vùng bụng. Điều này rất nguy hiểm đối với những người đã có tiền sử đau dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Để giảm thiểu nguy cơ này, các bà nội trợ nên uống cà phê sau bữa ăn hoặc kết hợp với một món ăn nhẹ như bánh mì, trái cây, để bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa.