Đến năm 2030, Hà Nam định hướng tỷ lệ đô thị hóa trên toàn tỉnh đạt trên 58%, phấn đấu đến năm 2035, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía nam Thủ đô, Hà Nam sở hữu lợi thế giáp ranh địa phận Hà Nội, quỹ đất lớn, mặt bằng giá còn nhiều dư địa tăng trưởng, bất động sản Hà Nam vẫn sẽ là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư khi thị trường bất động sản phục hồi sau giai đoạn điều chỉnh về cung, giao dịch, giá bán, diễn biến dòng tiền như hiện nay.
Ngoài giá trị “hiếm có” vị trí cửa ngõ Thủ đô, bất động sản Hà Nam còn được hưởng lợi từ làn sóng công nghiệp đang diễn ra ngày một sôi động. Tại văn bản số 16/TTg-CN ngày 03/02/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung 04 khu công nghiệp (Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I) trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời, cập nhật vị trí và quy mô diện tích của 04 khu công nghiệp này vào quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021-2025 của tỉnh Hà Nam.
Bên cạnh đó, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được hoàn thành trong thời gian tới sẽ tạo “bệ phóng” giúp thị trường bất động sản Hà Nam bứt tốc, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhà đầu tư. Nhiều tuyến giao thông quốc gia quan trọng qua địa bàn tỉnh cũng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển chuỗi các khu công nghiệp lớn, đây cũng là tiền đề đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị trên toàn tỉnh.
Một trong những công trình hạ tầng đặc biệt có ý nghĩa đối với thị trường bất động sản Hà Nam là tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Cầu Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường đã đưa vào khai thác giai đoạn 1 với quy mô 02 làn từ tháng 02/2019, giai đoạn 2 mở rộng lên 04 làn xe đang được đầu tư xây dựng. Cách đây vài ngày, Bộ Giao thông vận tải vừa có Văn bản số 1829/BGTVT-QLXD gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam về tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận tỉnh Hà Nam (do Sở Giao thông vận tải Hà Nam làm chủ đầu tư). Theo đó, Dự án có điểm đầu tuyến tại Km31+245, điểm cuối tuyến tại Km47+550 (giao với QL.21B tại nút giao Liêm Tuyền), và dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2023.Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ kết nối từ QL1 giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua huyện Bình Lục, giao với đường QL21B và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây chính là tuyến đường huyết mạch có khả năng kết nối toàn diện, không chỉ kết nối tiện ích liên kết vùng, liên kết kinh tế giao thương giữa tỉnh Hà Nam và khu vực mà còn kết nối không gian sống, kết nối văn hóa giữa hai di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương (tỉnh Hà Nam) và khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần (tỉnh Nam Định).
Khu đô thị TEELhomes Tràng An do Công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam làm chủ đầu tư, nằm ngay mặt đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ là dự án trọng điểm của huyện Bình Lục nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung. Khu đô thị có vị trí cách thành phố Phủ Lý khoảng 3,0km, được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tiếp giáp hạ tầng giao thông đắc địa, kết nối giao thông khu vực, thu hút đầu tư và mở rộng không gian phát triển thương mại, du lịch, đô thị của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích sử dụng đất 102.634m2, bao gồm: Khu đất dịch vụ, thương mại và bến xe với tổng diện tích 13.707,2m2; Khu đất dịch vụ công cộng với tổng diện tích 3.107,8m2; Đất mặt nước đô thị với tổng diện tích 3.375,8m2; Đất cây xanh với tổng diện tích 5.734,8; Đất giao thông với tổng diện tích 42.684m2; Đất hạ tầng kỹ thuật (TXL nước thải) với tổng diện tích 345,2m2; Khu đất nhà ở thương mại với tổng diện tích 33.679,2m2 được bố trí 313 lô bao gồm: 14 lô biệt thự có tổng diện tích 2.926m2 và 299 lô nhà liền kề có tổng diện tích 30.753.2m2; Khu đô thị TEELhomes Tràng An sẽ sớm hình thành với một diện mạo đô thị hiện đại, văn minh nhưng không tách rời các giá trị bản sắc văn hóa địa phương của vùng đồng bằng chiêm trũng.