Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đi ngang vào phiên cuối tuần. Hiện lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa IR 504 đứng ở mức 5.500 – 5.700 đồng/kg; Đài thơm 8 5.600 – 6.000 đồng/kg; nếp Long An 7.700 đồng/kg; lúa tươi OM 18 5.800 – 5.900 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu được điều chỉnh tăng với mức tăng từ 100 – 150 đồng/kg, trong khi gạo thành phẩm không có biến động. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.400 - 8.45,0 đồng/k tăng mạnh 150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.900 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400 đồng/kg, cám khô giữ ở mức 8.900 – 9.100 đồng/kg.
Trong tuần, lượng gạo nguyên liệu về nhiều hơn, các kho mua cầm chừng. Nhu cầu mua tấm, cám khá. Thị trường lúa hè thu ít biến động. Trong tuần qua, thị trường gạo nội địa tiếp tục chậm, giá nguyên liệu nhìn chung ổn định, giá lúa các loại vững. Trong tháng 6, giá gạo trong nước ít biến động, giao dịch mua bán của các kho ở mức cầm chừng trong cả tháng khiến giá gạo duy trì ổn định.
Giá lúa gạo hôm nay có sự điều chỉnh tăng với gạo nguyên liệu |
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại và đi ngang sau phiên biến động trái chiều. Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 418 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn.
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo tiếp tục tăng tháng thứ 5 liên tiếp với mức tăng lên đến 3,5% kể từ tháng 4/2022. Trong đó, giá gạo Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so với một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar…
Trong chiến lược phát triển ngành lúa gạo từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm sản lượng, giảm số lượng gạo xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là định hướng đúng đắn về tái cơ cấu ngành lúa gạo, làm cơ sở để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo sang chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu dựa trên ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến và các giống lúa năng suất, chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn cao về nhập khẩu và nhu cầu người tiêu dùng ở các nước phát triển. Điều này đã hỗ trợ giá gạo ở mức khá lạc quan, trong khi giá gạo của nhiều nước liên tục phải điều chỉnh giảm để giành giật thị trường.
Theo congthuong.vn