Những lưu ý khi đặt bình chữa cháy trong xe ô tô

Hiện nay với bất cứ ai sở hữu ô tô cũng đều trang bị bình chữa cháy trong xe ô tô. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm này cần đặc biệt lưu ý.

Bình chữa cháy là thứ nên có sẵn trong mỗi chiếc ô tô vì nó có khả năng dập được hỏa hoạn khi cháy nổ xảy ra với các phương tiện. Nhưng bên cạnh đó nó cũng kèm theo những quy tắc mà người sở hữu ô tô cũng nên biết khi sử dụng bình chữa cháy cho xe.

Không đặt bình chữa cháy ở nơi có nhiệt độ cao

Đa phần các loại bình cứu hỏa mini cho ô tô thường chỉ chịu được ngưỡng nhiệt độ dưới 55 độ C. Trong khi ở nước ta vào mùa hè nhiệt độ tăng khá cao. Nếu xe ô tô đậu giữa trưa nắng nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C thì nhiệt độ trong xe có thể tăng lên 58 – 60 độ C. Những khu vực dễ hấp thụ nhiệt như taplo, vô lăng, kính lái… nhiệt độ có thể tăng 70 – 80 độ C.

Nhiệt độ tăng cao sẽ có thể khiến áp suất chất cháy trong bình chữa cháy tăng cao. Nếu áp suất vượt ngưỡng dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Do đó khi cất giữ bình chữa cháy trong xe ô tô cần lưu ý các điều sau:

Khi nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình chữa cháy sẽ khiến thể tích chất chữa cháy trong bình tăng cao. Vì vậy, để an toàn thì không nên để bình chữa cháy trong ô tô ở những nơi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp như taplo, khay/hộc để đồ ở khu vực hàng ghế trước.

bình chữa cháy xe ô tô

Sử dụng bình chữa cháy trên ô tô cần đặc biệt lưu ý. Ảnh minh họa

 

Đặt bình chữa cháy ở nơi trong tầm với của tài xế

Để có thể xử lý nhanh nhất nếu xảy ra hoả hoạn nên đặt bình chữa cháy ở những nơi trong tầm tay của tài xế. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô nên là phía dưới của ghế tài hoặc đặt ở chỗ để chân của ghế phụ (ghế hành khách bên cạnh). Không nên đặt bình chữa cháy ở chỗ để chân ghế tài bởi sẽ gây vướng víu khi tài xế điều khiển chân ga/phanh/côn…

Hạn chế di chuyển bình chữa cháy

Trong quá trình bảo quản, hạn chế di chuyển bình chữa cháy. Nếu có nên di chuyển nhẹ nhàng tránh va đập mạnh bởi có thể khiến áp suất trong bình tăng rất dễ gây cháy nổ.

Cách sử dụng bình chữa cháy mini ô tô

Cần lắc bình nhẹ để chất cháy trộn đều; Tháo nắp/khoá bảo vệ trên miệng; Giữa bình thẳng đứng; Nhấn nút phun vào đám cháy đến khi đám cháy được dập tắt; Tháo nắp/khoá bảo vệ trên miệng bình chữa cháy trước khi xịt; Tháo nắp/khoá bảo vệ trên miệng bình chữa cháy trước khi xịt

Khi xử lý sự cố cháy nổ cần đứng ở đầu hướng gió sẽ giúp đám cháy nhanh được dập tắt hơn. Khi phun bình chữa cháy nên đứng cách đám cháy tối thiểu 1 m để đảm bảo an toàn.

Đối với chất cháy là xăng dầu, không phun một chỗ mà phun bao quanh để chất chữa cháy bao trùm toàn bộ chất cháy. Ngay sau khi mua bình chữa cháy ô tô, chủ xe nên thử xịt một ít trước để vừa kiểm tra bình, vừa nắm rõ được cách sử dụng.

Chú ý đến thời hạn sử dụng bình và tình trạng bình chữa cháy. Đối với bình chữa cháy dạng bột thì thời hạn sử dụng thường 5 năm. Với dạng khí CO2 thì tuỳ vào lượng khí còn bên trong bình, có thể kiểm tra bằng cách cân lượng trọng lượng bình.