Giá heo hơi hôm nay, tại khu vực miền Bắc giảm nhẹ tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Theo đó, tại hai tỉnh Nam Định và Vĩnh Phúc cùng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 56.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang. Các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua heo hơi ổn định với giá 57.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg được thương lái thu mua tại tỉnh Đắk Lắk. Các địa phương gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận cùng ghi nhận mức giá 55.000 đồng/kg. Còn tại Thanh Hóa, và Bình Thuận giá heo hơi hôm nay đang được giao dịch trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg. Khoảng giá 57.000 - 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh còn lại.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay giảm nhẹ trong ngày đầu tuần và dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, tỉnh Tây Ninh điều chỉnh giá thu mua xuống còn 56.000 đồng/kg, cùng với Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Tiền Giang. Tương tự, giá heo hơi được ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang sau khi giảm 1.000 đồng/kg là 53.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Kiên Giang. Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày hôm nay.
Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 31/10 tại các khu vực
Khu vực |
Địa phương |
Mức giá |
Tăng/giảm |
Miền Bắc |
Nam Định |
56.000 |
-1.000 |
Vĩnh Phúc |
56.000 |
-1.000 |
|
Miền Nam |
Tây Ninh |
56.000 |
-1.000 |
Hậu Giang |
53.000 |
-1.000 |
Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, thức ăn chăn nuôi là một vấn đề lớn, bởi đang chiếm khoảng 65 - 70% tổng chi phí sản xuất.
Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi, 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cần khoảng 32 triệu tấn nguyên liệu, nhưng nguồn cung trong nước mới đáp ứng khoảng 35%. Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi giá tăng liên tục suốt 2 năm qua, khiến người chăn nuôi chật vật. Hiện nước ta chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn. Cộng thêm vấn đề về thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, nhu cầu về thức ăn công nghiệp rõ ràng là rất lớn.
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua đó, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, các trang trại ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, với dây chuyền hiện đại đã đi vào hoạt động, góp phần cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, đưa ngành chăn nuôi phát triển ổn định.
Đến nay, Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và hiện có 17 dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng và đa dạng cơ cấu vật nuôi như gia cầm, bò sữa, lợn ngoại hướng nạc... Khi các dự án đi vào hoạt động đủ quy mô, công suất sẽ nâng tổng đàn lợn của tỉnh trong giai đoạn 2025 - 2030 lên 2,2 triệu con, gấp đôi so với tổng đàn hiện nay và thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.