USD tiếp tục tăng giá, hướng tới tuần tăng nhiều nhất trong 5 tuần

Đồng USD tiếp tục đi lên trong khi euro giảm dù Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thông báo đã sẵn sàng bắt đầu tăng lãi suất. Đồng Yên Nhật và Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng tăng giá.
 
ECB đã kết thúc chương trình kích thích kéo dài nhiều năm, và cho biết từ tháng tới sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011, tiếp theo có khả năng sẽ có động thái mạnh mẽ hơn nữa vào tháng 9 trong nỗ lực giảm lạm phát – hiện đang quá nóng.

ECB cho biết sự khác biệt giữa chi phí đi vay ở các quốc gia châu Âu đã cản trở việc họ thực thi chính sách tiền tệ.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 9/6 theo giờ Việt Nam tăng 0,39% lên 102,960. So với đồng euro, USD giảm giảm 0,55% xuống 1,0655 đô la. Đồng bạc xanh đã sẵn sàng để tăng tuần thứ 2 liên tiếp với mức tăng hàng tuần nhiều nhất trong vòng 5 tuần.

"Phản ứng của thị trường ngày chỉ là sự im lặng một cách khó chịu - tại sao chúng ta không thấy phản ứng gì sau khi ngân hàng trung ương châu Âu thừa nhận sự khác biệt về mức lãi suất?", "Và vì chúng tôi không thu được thông tin gì từ thông điệp này, như thị trường có xu hướng diễn biến như vậy (euro tăng giá vào đầu phiên giao dịch 9/6, nhưng quay đầu giảm vào cuối phiên)", Huw Roberts, trưởng bộ phận phân tích của Quant Insight cho biết.

Ngày 9/6, ECB xác nhận sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập kỷ qua từ ngày 1/7, đồng thời đánh tín hiệu sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất từ tháng 7 trong bối cảnh lạm phát tăng kéo dài.

Lạm phát châu Âu trong tháng 6 tăng lên mức kỷ lục 8,1% và nhanh chóng lan rộng ra nhiều ngành hàng.

Trong thông báo phát đi, ECB cho biết sẽ chấm dứt chương trình mua tài sản, công cụ kích thích kinh tế chính được ngân hàng duy trì từ cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). ECB cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 7 và sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 có thể với biên độ rộng hơn. Nếu triển vọng lạm phát trung hạn vẫn dai dẳng hoặc xấu đi, thì việc tăng lãi suất ở biên độ lớn hơn trong tháng 9 là hợp lý. Những quyết định này sẽ được công bố trong cuộc họp chính sách tháng 7 của Hội đồng thống đốc ECB.

Tuy nhiên, các thị trường lại kỳ vọng ECB có động thái quyết liệt hơn, với biên độ tăng lãi suất lên tới 135 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 hoặc sẽ điều chỉnh lãi suất sau mỗi cuộc họp từ tháng 7 tới, trong đó có nhiều lần tăng hơn 25 điểm cơ bản.

Hiện lãi suất tiền gửi của ECB ở mức -0,5%. Chủ tịch ECB Christine Lagarde từng tuyên bố tỷ lệ này sẽ được đưa về 0% hoặc cao hơn một chút vào cuối quý 3.

Hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã và đang thực hiện các hành động để ngăn chặn làn sóng lạm phát gia tăng bằng cách tăng lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả mới nhất về lạm phát của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Sáu (10/6) dưới dạng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5. Thị trường nhận định CPI của Mỹ tháng 5 tăng 8,3%, không thay đổi so với mức tăng của tháng Tư.

Dữ liệu của Mỹ hôm thứ Năm (9/6) cho thấy thị trường lao động của nước này vẫn rất chặt chẽ, với số đơn xin thất nghiệp lần đầu hàng tuần tăng lên mức 229.000 trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 6 (điều chỉnh theo mùa), mức cao nhất kể từ giữa tháng 1 và cao hơn mức ước tính, là 210.000.

Fed dự kiến sẽ công bố tuyên bố chính sách tiếp theo của mình vào thứ Tư tuần tới (15/6) và thị trường đồng thuận dự đoán lần này Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 50 điểm cơ bản.

Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một trong số ít ngân hàng trung ương không có hành động đối với việc tăng giá, điều này đã khiến đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ so với đồng USD và thấp nhất trong vòng 7-1/2 năm so với euro. Thống đốc Kuroda hôm thứ Tư (8/6) cho biết sự suy yếu của đồng yên là tích cực đối với nền kinh tế, miễn là các động thái ổn định, đồng thời nói thêm rằng chính sách ngoại hối không phải là thẩm quyền của BOJ.

Đồng euro đã giảm 0,6% so với đồng yên, xuống 142,990 JPY, song vẫn gần sát mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2015 đạt được vào ngày 8/6, là 144,25 JPY.

Đồng yên Nhật cũng tăng 0,05% so với đồng bạc xanh, lên 134,16 JPY/USD, trong khi bảng Anh kết thúc ngày 9/6 theo giờ Việt Nam giảm 0,15% xuống 1,252 USD.

Rúp Nga phiên vừa qua giảm khỏi mức cao nhất trong vòng 2 tuần, sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh rằng thị trường được coi là một phương tiện tiềm năng để các công ty tập trung vào xuất khẩu giảm quy mô chuyển đổi ngoại tệ.

Nghị định cho biết các nhà xuất khẩu hiện sẽ cần phải chuyển đổi ngoại hối thành rúp với số tiền do ủy ban chính phủ quy định, mà không cung cấp chi tiết. Động thái này được coi là mở đường cho việc sắp nới lỏng kiểm soát vốn.

Rúp Nga kết thúc phiên 9/6 giảm 0,3% so với USD, xuống 59,60 RUB; so với euro, rúp tăng 0,3% lên 63,33 RUB.

Nhân dân tệ Trung Quốc nhanh chóng hồi phục khỏi mức thấp nhất 1 tuần so với USD sau khi dữ liệu kinh tế nước này tháng 5 tốt hơn dự kiến, nhất là xuất khẩu – tăng với tốc độ 2 con số và gấp đôi mức dự kiến.

Trên thị trường giao ngay, nhân dân tệ nội địa phiên 9/6 tăng 105 pip lên 6,6745 CNY/USD.

Đối với tiền đồng của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước ngày 9/6 công bố tỷ giá trung tâm giữa VND/USD ở mức: 23.062 VND/USD (tăng 5 đồng so với hôm trước). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.250 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán). Trong khi đó, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.700 đồng/USD và bán ra 23.770 đồng/USD, giá mua giảm 80 đồng và giá bán giảm 60 đồng so với phiên liền trước.

Theo :toquoc.vn