Lương 14 triệu, cô gái 34 tuổi vẫn tiết kiệm được gần 500 triệu đồng

Sau này, khi có ý thức về tiền bạc, phải tự lo cho cuộc sống của mình, Mai Liên thấy biết ơn bố mẹ vì đã rèn cho mình những thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ.

"Trước đây, khi còn trẻ, tôi đặc biệt sợ bị gọi là keo kiệt vì quá tiết kiệm. Mỗi lần ra ngoài, khi bố mẹ bắt mang theo bình nước chanh mật ong ấm do mẹ tự tay chuẩn bị sẵn, tôi đều cảm thấy vô cùng khó chịu và xấu hổ", Mai Liên (sinh năm 1990) nhớ lại.

Khi chia sẻ lại ký ức đó, chị Mai Liên cho biết bản thân vẫn nhớ nguyên cảm giác lúc bấy giờ. Nhưng sau này, khi có ý thức về tiền bạc, phải tự lo cho cuộc sống của mình, Mai Liên lại thấy biết ơn bố mẹ vì đã rèn cho mình những thói quen tiết kiệm hữu ích ngay từ nhỏ.

tiết kiệm

 

"Dần dà qua nhiều năm, những hành động, lối sống của mình đều 'vô thức' hướng tới sự tiết kiệm. Sau khi tiết kiệm được nhiều tiền hơn bạn bè, mình đã nhận ra rằng keo kiệt thực ra không phải là điều đáng xấu hổ chút nào. Khi thu nhập của chúng ta bị hạn chế, những người bình thường chỉ có thể dựa vào việc lập kế hoạch cẩn thận trong cuộc sống để tiết kiệm tiền chứ hoàn toàn không có cách nào khác cả", Mai Liên (nhân viên văn phòng, sinh năm 1990, hiện đang sinh sống tại TP. HCM) nói.

"Hãy cứ nghĩ mà xem, nếu keo kiệt một chút giúp bạn tiết kiệm tiền tỉ chỉ trong vài năm. Rồi sau đó, bạn có thể thảnh thơi mà sống với số tiền lãi gửi ngân hàng, để rồi khi đó dù công việc có bấp bênh một chút, hay thậm chí là nghỉ việc cũng sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì bạn thấy sao?", Mai Liên đưa ra lý do cho việc rèn luyện kỉ luật với lối sống tiết kiệm của mình và nhấn mạnh, dù thế nào cô cũng phải thừa nhận con đường tiết kiệm không hề dễ dàng và chỉ có bạn mới biết được sự khó khăn trong hành trình đó.

Trước khi chia sẻ kỹ lưỡng về cách thực hiện các biện pháp chi tiêu tiết kiệm, Mai Liên cho biết cô luôn tuân thủ quy tắc 70 - 30 (nghĩa là 70% dùng để tiết kiệm và 30% còn lại dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày). Đây chính là "chìa khóa" giúp cô tiết kiệm được gần 500 triệu đồng trong vòng 4 năm dù chỉ có mức thu nhập 14 triệu đồng/tháng.

1. Đừng mua quần áo

tiết kiệm

 

Có người nói rằng nếu không mua quần áo thì cảm giác hạnh phúc của bạn sẽ tụt dốc. Thực ra, không mua quần áo không có nghĩa là bạn không có quần áo đẹp. Khi sắp xếp tủ quần áo của mình, bạn sẽ thấy vẫn còn rất nhiều món đồ mà bạn có thể mặc.

"Thực ra khi sống tiết kiệm bạn sẽ thấy, nhu cầu về mặc đẹp của con người không nhiều đến thế. Và nếu có nhiều, mình tin các bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn khi nghĩ tới việc có thể tận dụng triệt để một món đồ", Mai Liên gợi ý mọi người nên hướng tới việc phối đồ thay vì mặc đồ theo cách thông thường. Nhờ cách này, mọi người sẽ có thể mặc nhiều lần cùng một món đồ mà vẫn cảm thấy mới mẻ.

"Về phía bản thân, sau khi bắt đầu tiết kiệm tiền để sống tối giản, mình thấy không cần phải mua quần áo gì cả, vì dù có bao nhiêu bộ quần áo thì cũng chỉ mặc thường xuyên một vài bộ suốt cả mùa", Mai Liên cười.

Một chiếc tủ đầy chặt quần áo không thực sự giúp chúng ta có được cuộc sống như mong muốn. Dùng tiền để đổi lấy quần áo thì dễ, nhưng muốn mang quần áo đi đổi lấy tiền bạc thì khó (thậm chí không thể). Hãy thật tỉnh táo trước những cám dỗ!

2. Tìm sản phẩm thay thế cho một thứ có nhiều công dụng

Sau một đợt đi khảo sát thị trường để làm báo cáo, Mai Liên đã hiểu lý do tại sao ngày nay lại có nhiều sản phẩm đến vậy.

"Mọi thứ nằm ở việc dán nhãn cho sản phẩm!

tiết kiệm

 

Ví dụ, một túi nước giặt có thể được chia thành nước giặt cho đồ có màu, nước giặt cho đồ không màu, nước giặt đồ lót hay nước giặt dành cho các món đồ bằng cotton,... Tức là, người ta đã biến những món đồ có cùng chức năng thành nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mục đích cốt yếu chỉ để làm cho chúng ta tiêu thụ nhiều hơn", Mai Liên cho biết.

Sống tối giản có nghĩa là từ bỏ tâm lý tiêu dùng này và mở ra cánh cửa cho nhiều mục đích sử dụng của một thứ. Ví dụ, một miếng bọt biển không chỉ có thể cọ rửa nồi, rửa bát đĩa/cốc chén, làm sạch bồn rửa...

tiết kiệm

 

"Hãy thử loại bỏ nhãn mác khỏi những vật dụng trong cuộc sống của mình! Bạn sẽ thấy một cánh cửa mở ra cuộc sống mới thực sự rất tuyệt vời", Mai Liên nói.

tiết kiệm
Khi bạn sống đơn giản, bạn sẽ nhận ra rằng, thực ra nhu cầu của bản thân không nhiều đến thế.

 

3. Từ chối chi tiêu bốc đồng

Nhiều người lầm tưởng rằng, "sở hữu" mới là thứ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Nhưng sau khi tiêu tiền để "sở hữu" cái mà họ muốn, nhiều người mới nhận ra rằng, niềm hạnh phúc đó không thể kéo dài.

"Trước khi mua một thứ gì đó, hãy hỏi bản thân nhiều lần xem bạn có thực sự cần nó không? Ở nhà có thứ gì có thể thay thế được không? Nếu câu trả lời là "không" thì hãy mạnh dạn nói không nhé!", Mai Liên chỉ mẹo giúp hạn chế thói quen chi tiêu bốc đồng.

4. Tiết kiệm bắt buộc

Như người ta vẫn nói, tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì không thể làm gì. Vì vậy kiếm và tiết kiệm tiền là một trong những việc lớn suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều người không thể kiểm soát được nó và dễ dàng tiêu hết số tiền của mình.

Chúng ta cần nghĩ ngược lại, hãy rèn luyện thói quen tiết kiệm trước chi tiêu sau.

"Chúng ta phải tiết kiệm tối thiểu 70% tiền lương, phần còn lại mới dùng để chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt" - Mai Liên thực hiện bằng cách ngắt ngọn, tức là ngay khi tiền lương về sẽ trích 70% để chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm. Số tiền còn lại cô dùng để chi tiêu, thiếu thì đi vay mượn người thân hoặc bạn bè chứ không động đến tài khoản tiết kiệm.

5. Giảm các tương tác xã hội không hiệu quả

Tiêu tiền chỉ vì thể diện là điều thực sự không cần thiết.

"Tốt nhất là đừng giao lưu nếu không có cách nào khiến bản thân duy trì sự vui vẻ. Đó không chỉ là lãng phí tiền bạc mà còn lãng phí cả cảm xúc. Các bạn có nhiều lựa chọn giải trí chi phí thấp, thậm chí miễn phí đem tới hiệu quả chất lượng hơn nhiều. Mình có thể liệt kê như: Xem phim truyền hình, nghe nhạc, đi dạo, đi công viên, v.v. Bạn cũng có thể làm phong phú thêm thế giới tinh thần của mình bằng cách đọc sách, viết lách và học hỏi một ngôn ngữ.

Mình đã thực sự nhận ra rằng, các kiểu tương tác xã hội chất lượng thấp không tốt bằng thời gian bạn ở một mình mà chất lượng cao", Mai Liên chia sẻ.

6. Hãy tiết kiệm trong chế độ ăn uống của bạn

tiết kiệm

 

Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách không gọi đồ ăn mang về và tự nấu bữa ăn với ít gia vị để sức khỏe được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Hãy tuân thủ một chế độ ăn nhẹ với càng ít gia vị càng tốt. Giống như việc tối giản trong lối sống, nếu bạn tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, bạn sẽ thấy rằng bản thân các nguyên liệu đều có hương vị thơm ngon riêng mà bấy lâu nay bạn đã không còn cảm nhận được vì bị gia vị làm lu mờ.

"Đồng thời, hãy nhớ chỉ ăn no 70% khi ăn để có thể giữ lại một chút cảm giác đói. Đây là trạng thái dễ chịu nhất cho đường tiêu hóa của bạn. Cũng đừng uống trà sữa, loại trà này có nhiều đường và calo, sẽ khiến bạn nghiện. Một cốc thường có giá trung bình khoảng 50.000 đồng, mỗi tháng bạn uống tầm 10 cốc đã khiến bạn tốn thêm 500.000 đồng. Chưa kể, nước lọc vẫn tốt cho sức khỏe hơn", Mai Liên bật mí những cách giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần lẫn tài chính của con người.

Tiền tiết kiệm là nguồn tự tin lớn nhất đối với những người trưởng thành. Dù thu nhập của bạn không cao và có nhiều cám dỗ để tiết kiệm nhưng chỉ cần bạn có mục tiêu rõ ràng, tôi tin rằng bạn sẽ vượt qua được những áp lực, lắng lo về chuyện tài chính của mình.

Theo Phụ nữ số