Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động. Cụ thể, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.850 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Tại TP. Cần Thơ, hiện các thương lái đặt cọc mua lúa tươi IR50404 với giá 5.500-5.550 đồng/kg. Còn các loại lúa hạt dài như OM 5451, OM 380, OM 18... có giá 5.600-5.800 đồng/kg. Theo nhiều nông dân, đa số thương lái đặt cọc khoảng 200.000-400.000 đồng/công lúa. Việc thương lái đặt cọc thu mua lúa ngay từ sớm nên nông dân phần nào an tâm về đầu ra vụ hè thu này. Tuy nhiên, giá lúa được nhiều thương lái đưa ra đang thấp hơn khoảng 200-300 đồng/kg so với cùng kỳ vụ hè thu năm 2021.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.300 – 8.400 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.850 – 8.900 đồng/kg. Giá phụ phẩm biến động trái chiều. Hiện giá tấm IR 504 giảm 50 đồng/kg xuống còn 8.500 – 8.600 đồng/kg, trong khi đó, giá cám khô lại tăng 100 đồng/kg lên mức 8.800 – 8.900 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Về tình hình xuất khẩu gạo, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 528 – 532 USD/tấn.
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho biết trong 4 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt trên 2 triệu tấn, tương đương giá trị 1 tỉ USD, tăng gần 5% về lượng nhưng giảm gần 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân chính là do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh. Trong 4 tháng qua chỉ mới đạt 297.000 tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, Việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid khiến hoạt động thông qua hàng hóa bị chậm trễ. Cùng với đó, khách hàng Trung Quốc ngoài mua để phục vụ nhu cầu trong nước họ còn là các nhà bán buôn nên chưa dám ký hợp đồng mới vì giá gạo đang ở mức cao.
Ngoài thị trường Trung Quốc, các khách hàng truyền thống của Việt Nam đã tăng nhập khẩu gạo trong những tháng qua. Cụ thể như Philippines nhập 916.000 tấn, tăng 28,3%; Bờ Biển Ngà với 213.000 tấn, tăng 65%...
Theo: congthuong.vn