Ở trong nước, giá gas hôm nay vẫn giữ mức ổn định. Giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/9 tiếp tục giảm; trong đó, bình 12 kg giảm xoanh quanh mức 7.000 đồng/bình tùy từng công ty.
Trong phiên giao dịch rạng sáng nay giá gas tăng nhẹ |
Cụ thể, Công ty Cổ phần kinh doanh khí Miền Nam (Gas South) từ ngày 1/9, mỗi bình gas bán lẻ giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 26.000 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.900 đồng/bình 12kg và 1.601.736 đồng/bình 45kg cho các sản phẩm thương hiệu Gas South như Gas Dầu Khí; VT Gas; A Gas; Đặng Phước Gas; Đak Gas; JP Gas.
Giá gas bình Petrolimex bán lẻ tháng 9/2022 tại thị trường Hà Nội là 423.100 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.692.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.000 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Thực tế, phần lớn sản lượng gas trong nước phụ thuộc nguồn nhập khẩu nên giá gas bị ảnh hưởng và chi phối bởi biến động của giá gas thế giới. Giá gas thế giới tháng 9/2022 được công bố giảm 25 USD/tấn so với tháng 8/2022, do phần lớn các nước trên thế giới đang trải qua mùa hè nắng nóng nên nhu cầu tiêu thụ chất đốt giảm xuống, giúp giá gas thế giới hạ nhiệt.
Trên thế giới, hiện nay, toàn châu Âu nói chung đã đạt 80,17% dung lượng lưu trữ của mình, vượt quá mục tiêu 80% được đặt ra cho ngày 1/10.
Ở một diễn biến khác, theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, sản lượng khí đốt trung bình ở 48 bang của Mỹ đã tăng lên 99,7 BCF trong tháng 9 từ mức kỷ lục 98 BCF vào tháng 8.
Song tờ The Sydney Morning Herald nêu, mặc dù tiến trình tích trữ khí đốt của EU khá suôn sẻ nhưng họ cũng đã phải trả mức giá rất đắt và không có gì đảm bảo chắc chắn tình trạng gián đoạn khí đốt trong mùa đông sẽ không xảy ra. Ngay cả khi mức độ tích trữ của khối đạt tới 100% thì cũng chỉ đủ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu.
Tuy nhiên theo Reuters, Liên minh châu Âu đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga vào thứ Tư (7/9) trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa cắt tất cả nguồn cung cấp năng lượng nếu Liên minh châu Âu đi một bước như vậy. Điều này đã làm tăng nguy cơ phân chia thị phần trong một số các quốc gia giàu nhất thế giới vào mùa đông này.
Tình trạng bế tắc “leo thang” có thể khiến giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng trong thời gian tới. Từ đó làm tăng thêm hóa đơn mà các chính phủ EU đang phải trả để ngăn chặn nhà cung cấp năng lượng của họ sụp đổ và ngăn chặn các khách hàng thiếu tiền mặt phải đóng băng trong những tháng lạnh giá sắp tới.
Theo congthuong.vn