Cách tạo ngân sách để thiết lập tài chính vững vàng mà bạn có thể áp dụng ngay

Những bước này sẽ tạo tiền đề giúp bạn hiểu rõ thực chất việc thiết lập ngân sách tài chính cần những gì và bắt đầu như thế nào.

Để tiết kiệm đủ vào cuối tháng, tất cả những gì bạn phải làm là thiết lập ngân sách chi tiết và bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính thì mới có thể làm việc này!

Theo đó, bạn chỉ cần bỏ ra 2 - 4 tiếng vào đầu mỗi tháng là có thể quản lý tiền trong cả tháng. Bằng cách tạo ngân sách hàng tháng, bạn có thể tính toán chi phí hàng tháng, đặc biệt là các chi phí dành cho hóa đơn điện nước, tiền ăn uống, đi lại, tiền thuê nhà... rồi sau đó cắt giảm và quản lý chúng 1 cách chặt chẽ. Thói quen này cũng sẽ giúp bạn có kỷ luật tiết kiệm.

Để thiết lập ngân sách tài chính cá nhân, hãy làm theo các bước sau:

chuyên gia tài chính
Khó tiết kiệm dù lương cao là vấn đề của nhiều người trẻ hiện nay. (Ảnh minh họa)

1. Xác định mức thu nhập hàng tháng của bạn:

Ngân sách tài chính sẽ được thiết lập và phân bổ như thế nào đều phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Điều này được tạo ra thông qua công việc của bạn.

2. Liệt kê các khoản chi tiêu của bạn:

Lập danh sách tất cả các chi phí bạn cần cho cả tháng, bao gồm: những thứ mang tính cố định như hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà, tiền ăn uống, v.v. và những thứ cần thiết khác như: đầu tư, bảo hiểm, quỹ khẩn cấp, v.v. Đồng thời liệt kê các chi phí cần thiết cho việc mua sắm, đăng ký tài khoản dịch vụ, ăn tối hoặc các chi phí phát sinh theo mùa (như: lễ hội,...), sinh nhật bạn bè và bất kỳ chi phí nào khác mà bạn muốn.

3. Đặt mục tiêu:

Trước khi bạn phân bổ ngân sách của mình cho những thứ khác nhau, điều quan trọng là bạn phải đặt mục tiêu thực tế. Hãy bắt đầu bằng cách xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đó có thể là mua một chiếc ô tô hoặc đi du lịch đến nơi mà bạn hằng mơ ước và hãy nhớ đặt giới hạn thời gian khi bạn muốn đạt được mục tiêu này như 1 năm hoặc 2 năm và số tiền cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn hiểu số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng.

chuyên gia tài chính
Mục tiêu tài chính giúp bạn có thêm động lực để chi tiêu 1 cách có kế hoạch và lý trí. (Ảnh minh họa)

4. Nhu cầu và mong muốn riêng biệt:

Khi bạn đã liệt kê các khoản chi tiêu của mình, đã đến lúc bạn nên tách chúng ra dựa trên nhu cầu và mong muốn.

Bây giờ điều rất quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa hai điều này. Nhu cầu là một điều cần thiết, trong khi mong muốn là thứ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Bằng cách liệt kê những thứ này ra 1 cách chi tiết, bạn có thể cân nhắc chuyển thứ gì đó từ danh sách “mong muốn” của mình sang tháng tới nếu bạn không có ngân sách hoặc đang có kế hoạch cắt giảm. Điều này giúp bạn không bị rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền dành cho các khoản ngân sách riêng biệt.

5. Thiết kế ngân sách của bạn với quy tắc 50:30:20:

– 50% thu nhập của bạn nên dành cho các hóa đơn, tiện ích, tiền thuê nhà, v.v.

– 30% dành cho mua sắm, đi chơi, v.v. Đây là quỹ giải trí của bạn.

– 20% cho khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn.

6. Đưa kế hoạch của bạn vào hành động và bám sát nó:

Bắt đầu thực hiện kế hoạch của bạn và đảm bảo rằng bạn tuân thủ kế hoạch đó để đạt được mục tiêu hàng tháng của mình.

chuyên gia tài chính
Có kiến thức về tài chính cá nhân và một kế hoạch thực hiện khoa học, giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn trong vấn đề quản lý tiền bạc. (Ảnh minh họa)

7. Xem lại kế hoạch tài chính của bạn thường xuyên:

Đương nhiên, cuộc sống là 1 chuỗi những điều bất ngờ và có thể có một số chi phí khẩn cấp hoặc đột xuất để sửa chữa thiết bị trong nhà, sinh nhật được lên kế hoạch vào phút cuối của ai đó mà bạn có thể sẽ buộc phải tiêu một số tiền. Nhưng dù lý do là gì, hãy ghi lại thật rõ ràng để bạn có thể điều chỉnh điều này bằng cách giảm chi tiêu ở một khoản ngân sách khác hoặc điều chỉnh nó trên chính bảng ngân sách tháng sắp tới của bạn.

Theo phunuvietnam.vn